Thực hiện lắp đặt hệ thống báo cháy như thế nào để không mắc sai lầm

Trong quá trình thực hiện lắp đặt hệ thống báo cháy, chắc hẳn bạn đã không ít lần gặp qua những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến tiến độ cũng như kết quả công việc. Dưới đây là những đúc kết kinh nghiệm mà chúng tôi đã tổng hợp được để giúp các bạn có thể tránh khõi những sai lầm không đáng có trong những dự án của mình.

Thực hiện lắp đặt hệ thống báo cháy như thế nào để không mắc sai lầm

Như chúng ta đã biết thông thường hệ thống báo cháy bao gồm 3 bộ phận: các thiết bị đầu ra (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo ga, báo lửa và nút nhấn khẩn), thiết bị đầu vào (bảng hiện thị phụ, chuông báo động, còi báo động, đèn báo động,…) và trung tâm báo cháy (được thiết kế dạng tủ bao gồm các thành phần chính như mainboard điều khiển, các module, một biến thế và 01 battery).

Những bộ phận này hoạt động độc lập nhau nhưng có khả năng hỗ trợ giúp tạo nên được hệ thống báo cháy hoàn chỉnh. Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy Hochiki nói riêng và hệ thống báo cháy nói chung thật sự không đơn giản, không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Đặc biệt những người thiếu kiến thức về điện lại càng gặp khó khăn gấp bội.

Tham khảo lắp đặt hệ thống báo cháy hiện nay:

Khi lắp đặt thiết bị báo cháy cần thực hiện từng bộ phận.

Đầu tiên cần thực hiện đi dây cáp tín hiệu. Bạn cần đi tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy. Thực hiện đi dây cần chú ý rằng các đường dây phải . được luồn trong ống luồn dây để đảm bảo độ bền và tính an toàn. Đồng thời cần đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, khi thực hiện lắp đặt cần tiến hành đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hệ thống.

Đầu báo khói

Chuyên được lắp đặt để thực hiện được chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, phát hiện ra các dấu hiệu của khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Bộ phận này nhận và truyền thông tin trong một quãng thời gian vô cùng ngắn không quá 30s. Tuy nhiên cần chú ý rằng, trong mô trường thường, thiết bị im lặng. Khi hiện tượng khói xuất hiện trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép khoảng từ 15% trở lên thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.

Công tắc khẩn

Nên lắp đặt công tắc khẩn tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, dễ mọi người dễ nhận thấy và sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.

Còi báo cháy

Chuyên được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người. Nó thực hiện chức năng báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.

Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm

Đây được xem là bước khó nhất. Bởi đây là thiết bị được đánh giá quan trọng nhất trong hệ thống quyết định trực tiếp đến chất lượng. Bộ phận này thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động. Giúp nó thực hiện khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật.

Các sai lầm cần tránh khi lắp đặt thiết bị báo cháy

  • Lắp đặt các thiết bị báo cháy có nhiệt độ báo động là 70°C ở trên trần cao so với sàn.
  • Tùy chỉnh độ nhậy của đầu báo ( một số hãng tương trợ ) thích hợp, một số trường trường hợp quên hoặc tỉnh chỉnh sai.
  • Khu vực thương xuyên mang bụi ( bếp kho cám, xi măng…) thì sử dụng đầu báo khói.
  • Lắp đặt đầu báo ko đúng môi trường.
  • Sửa dụng quá số lượng đầu báo trên một kênh dây dấu hiệu quá nhỏ
  • Lắp đặt không đồng bộ : một số trường hợp dùng trung tâm báo cháy, và đầu báo của 2 hãng khác nhau.
  • Dây dấu hiệu không nên đi chiếc với thiết diện quá nhỏ phải theo quy định của hãng.

Trên đây là những lưu ý mà chúng tôi đã tổng hợp được để giúp bạn tránh mắc những sai lầm không đáng có khi lắp đặt hệ thống báo cháy hiện nay. Tuy nhiên, một hệ thống lắp đặt chất lượng hoàn chỉnh không thể hoạt động được lâu dài nếu bạn không có một chế độ bảo trì phù hợp.