Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy gồm những bước chính nào

Với hệ thống báo cháy việc thi công lắp đặt không quá phức tạp tuy nhiên bạn cần có những kiến thức cần thiết để có thể xác định được các thành phần của hệ thống cũng như công dụng của nó để công việc dễ dàng hơn. Với qui trình lắp đặt hệ thống báo cháy mà chúng tôi sắp giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được công việc này bao gồm những công đoạn gì. Nếu bạn đang có ý định lắp đặt hệ thống báo cháy này cho nhu cầu sử dụng của mình thì đừng bỏ qua nhé!

Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy gồm những bước chính nào

Các thành phần tiêu biểu của hệ thống báo cháy.

Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu sơ bộ qua các thành phần không thể thiếu của một hệ thống báo cháy bao gồm những gì? Không quá nhiều thiết bị này chúng bao gồm:

– Trung tâm báo cháy : được thiết kế dạng tủ bao gồm các thành phần chính như mainboard điều khiển, các module, một biến thế và 01 battery.

Thiết bị đầu vào gồm có đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo ga, báo lửa và nút nhấn khẩn.

Thiết bị đầu ra : Bảng hiển thị phụ (bàn phím ), chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay điện thoại tự động…

Bài viết liên quan:

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Đây là một quy trình khép kín, khi có hiện tượng về sự cháy như : nhiệt độ tăng đột ngột, sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa…các tín hiệu đầu báo nhận và truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý tin nhận được và xác định vị trí xảy ra sự cố thông qua các Zone và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra như bảng hiện thị phụ, chuông, còi, đèn…Các thiết bị sẽ phát tín hiện như âm thanh, ánh sáng để mọi người phát hiện ra khu vực xảy ra sự cố.

Qui trình thi công lắp đặt hệ thống báo cháy

1. Đi dây cáp tín hiệu:

Thực hiện đi dây tất cả các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy. Các đường dây phải được lắp đặt có thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn về an toàn. Dây phải được luồn trong ống luồn dây để đảm bảo độ bền và tính an toàn cho hệ thống.

2. Đo điện trở.

Tiến hành đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy.

3. Quy tắc lắp đặt thiết bị.

– Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm : Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của quá trình thi công hệ thống báo cháy. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mach…

– Đầu báo khói : Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.

– Công tắc khẩn : Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.

– Còi báo cháy : Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.

4. Kiểm tra và chạy thử 

a. Kiểm tra hoạt động của tủ trung tâm 

– Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.

– Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.

– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.

– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto ).

– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm : xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON.

– Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.

– Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.

b. Đưa toàn bộ hệ thống vào chạy thử:

– Sau khi hệ thống chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.

– Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà có thể khác quy trình một chút nhưng về cơ bản nhất thì đây là những bước không thể thiếu và chi tiết nhất để hệ thống của bạn có thể đưa vào hoạt động một cách ổn định nhất. Nếu bạn đang cần tư vấn về lắp đặt hệ thống báo cháy thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!