Thiết bị báo cháy chữa cháy nào thuộc danh mục phải kiểm định

Phương tiện hệ thống báo cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản…được liệt kê theo danh sách quy đinh của nhà nước. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định sẽ thông báo cho doanh nghiệp đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.

Thiết bị hệ thống báo cháy chữa cháy nào thuộc danh mục phải kiểm định

Danh mục phương tiện PCCC phải kiểm định

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải kiểm định gồm các loại phương tiện sau:

  1. Các phương tiện PCCC cơ giới: Các loại xe chữa cháy và xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy; máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy; các loại máy bơm chữa cháy.
  2. Phương tiện chữa cháy thông dụng: Vòi, ống hút chữa cháy; lăng phun chữa cháy; đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ; trụ nước, cột lấy nước chữa cháy; thang chữa cháy; bình chữa cháy (kiểu xách tay, kiểu xe đẩy).
  3. Chất chữa cháy: Dung dịch chữa cháy với nước, các loại bột, khí chữa cháy, thuốc chữa cháy.
  4. Vật liệu và chất chống cháy: Sơn chống cháy; vật liệu chống cháy, ngăn cháy; chất ngâm tẩm chống cháy.
  5. Trang phục PCCC và thiết bị bảo hộ cá nhân: Trang phục chữa cháy: quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt; mặt nạ phòng độc, khẩu trang lọc độc, các máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
  6. Phương tiện cứu người: Dây, đệm, thang và ống cứu người.
  7. Công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ: Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, nâng; kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng…
  8. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy: Bàn chỉ huy, lều chỉ huy chữa cháy; hệ thống chỉ huy.
  9. Các hệ thống và thiết bị của các hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động; hệ thống chữa cháy tự động (bằng khí, nước, bột bọt), hệ thống chữa cháy vách tường..

Nội dung kiểm định thiết bị báo cháy:

– Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

– Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

Hồ sơ đề nghị kiểm định thiết bị báo cháy – chữa cháy:

– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC17 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA);

– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

Nếu hồ sơ đề nghị kiểm định bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và doanh nghiệp đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

Nhằm hỗ trợ thông tin thêm đến cho khách hàng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong việc sử dụng các thiết bị, phương tiện từ phương diện hồ sơ pháp lý, số lượng, chủng loại đối với từng công trình, cơ sở, loại hình kinh doanh đến việc quản lý và sử dụng các thiết bị này một cách hiệu quả.

Trước tiên, chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại kiểm định

Kiểm định phương tiện mẫu và Kiểm định phương tiện lưu thông.

– Kiểm định phương tiện mẫu: Là kiểm định sản phẩm sản xuất, nhập khẩu lần đầu và các sản phẩm này dùng để làm mẫu phục vụ sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm kế tiếp. Áp dụng đối với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thiết bị mới.

– Kiểm định phương tiện lưu thông: Là kiểm định những sản phẩm sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải ở trong nước hoặc nhập khẩu ở nước ngoài để lưu thông ra thị trường. Áp dụng đối với nhà, công trình, cơ sở kinh doanh…

Kiểm định các thiết bị báo cháy chữa cháy là một trong những yêu cầu cần thiết khi lựa chọn các thiết bị lắp đặt cho hệ thống của bạn. Ngoài ra, các quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến công tác kiểm định phương tiện PCCC được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.