6 Thao tác bạn hay sử dụng khi truy cập Access Level 3 trên tủ trung tâm Hochiki FireNet

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về những công việc có thể thực hiện sau khi truy cập Access Level 1 và 2, tiếp nối đến hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục xem khi vào tới level 3 bạn có thể thao tác được những gì?. Vì độ bảo mật cao hơn nên chắc chắn công việc mà bạn có thể thực hiện sẽ nhiều hơn và đi sâu hơn trong việc quản lý các thiết bị có trên hệ thống báo cháy của mình. Dưới đây là 6 tháo tác hay được sử dụng trên mẫu tủ báo cháy Hochiki FireNet.

6 Thao tác bạn hay sử dụng khi truy cập Access Level 3 trên tủ trung tâm Hochiki FireNet

Nhập mật khẩu mặc định của tủ là 33333 .Mật khẩu có thể thay đổi được trong phần mềm lập trình “ Loop Explorer ”.

Sau khi đăng nhập vào Level 3 màn hình sẽ hiển thị Access Level 3 Menu.

3.1 Edit Configuration ( chỉnh sửa cấu hình ) :

Nhấn phím sang phải.

Edit Suppliers Name :  Sửa tên nhà cung cấp

Edit General Alarm Mode : Chỉnh sửa chế độ báo động chung

Edit I/O : Điều chỉnh input vs output trên tủ

Add/Delete : Thêm và xóa thiết bị

Edit device attributes : Chỉnh sửa thuộc tính thiết bị

Auto Learn : Tự học lại thiết bị.

Bài viết liên quan:

3.1.1 Edit Suppliers Name :

Dùng phím lên xuống để chọn các ký tự, phím sang trái sang phải để di chuyển con trỏ ( tối đa được 40 ký tự )

3.1.2 Edit General Alarm Mode :

Dùng phím lên xuống để chọn chế độ báo động

Ring Mode Common : báo động toàn thể

Ring Mode Zonal : báo động theo khu vực

3.1.3 Edit I/O :

3.1.3.1 Edit I/O Panel :

Edit Panel Inputs :  cài đặt các ngõ vào trên tủ TTBC

Dùng phím lên xuống chọn cài đặt 1 trong chế độ các ngõ vào các chế đố đều thao tác giống nhau

Trouble Input ,Reset Input ,Programmable ,Continuous Input ,Int Input ,Pro.Input 1 ,Pro.Input 2 ,Pro.Input 3

Zone: cài đặt vùng

Input Delay : thời gian trễ

Input Latch : trạng thái giữ hay ko giữ

Input Action : Trạng thái đầu vào ( Fire,Trouble .Pre Alarm, Test, Disablement, Transperent, Silence Alarm ,Security ,Auxiliary ,Carbon Monoxide ,Supovisory )

Edit Location Text : Đặt tên cho trạng thái đầu vào đó

Edit Panel Output : cài đặt ngõ ra trên tủ

Nhấn phím sang phải chọn các ngõ ra trên tủ. Chọn 1 trong các ngõ ra để cài đặt

Các ngõ ra là Relay ( tiếp điểm khô ) gồm có : Fire 1 ,Fire 2 ,Trouble ,Supervisory ,Auxilary.

  • Zone : cài đặt zone cho relay
  • Output Attributes : chọn chế độ đầu vào
  • Delay Stage : Thời gian trễ
  • Test Device Output : Test ngõ ra

Gen. Alarm Mode : Chế độ báo động chung.

Silenceable : Sử dụng alarm silence sẽ ngắt relay.

Carbone Monoxide Output : Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy carbon.

Supervisory Output : Nhận tín hiệu giám sát.

Trouble Output : Nhận tín hiệu báo lỗi.

Note : cac relay ngõ ra đều cài đặt giống nhau, chỉ có relay Fire 2 có chế độ hoạt động khi tủ mất nguồn AC.

Khi cài đặt relay này phải kết hợp với chức năng Edit Ac Fail Report Delay để chỉnh độ trễ.

  • Các ngõ ra xuất điện áp : 24VDC – 2.5A.
  • NAC Circuit 1,2,3,4.
  • Zone : Chon zone cho ngõ ra.
  • Output Attributes : Nhận tín hiêu đầu vào.

Các tín hiệu đầu vào cũng giống như tín hiệu đầu vào của Relay chỉ khác là có thêm Strobe Output

  • Test Device Output : Test ngõ ra hoạt động.
  • Configure Output as Auxilary : Chế độ cài đặt luôn luôn có điện 24VDC.

+  None : chế độ thường

+  Resetable Constant Power : Nguồn Reset

+  Door Holder Continuous : Khi có sự kiện mất nguồn 24VDC

  • Ngõ Fire Routing, Trouble Routing ,Progamable output :

Các ngõ trên được lập trình để xuất điện áp 24VDC – 500mA tùy theo trạng thái của tủ báo cháy nó cũng giống như ngõ Relay. Ngõ Fire Routing, Trouble Routing được giám sát bằng điện trở 10k ở cuối tuyến. Ngõ Progamable output dùng diode 1N4004S để phân cực.

Edit Default Pattern :

Điều chỉnh ngõ ra xuất điện áp :

+ Continuous : Liên tục

+ Temporal : Gián đoạn

+ March : Ngắt quãng

Edit Network Class:

Sử dụng cho mạng chạy theo class B chọn điểm đầu và điểm cuối

  Edit Alarm Verification :

Cài đặt thời gian xác minh báo động

Edit Ac Fail Report Delay :

Chỉnh độ trễ cho Relay Fire 2, thời gian từ 0 – 180 phút ,chọn xong ấn phím Enter

3.1.3.2 Edit Remote I/O :

Cài đặt ngõ vào ngõ ra cho card I/O

3.1.3.3 Add Dialer :

Add quay số

3.1.4 Add / Delete Device :

3.1.4.1 Add Device :

Khi lắp đặt thêm 1 thiết bị phụ kiện địa chỉ  mới trong hệ thống nếu chưa khai báo tủ trung tâm sẽ báo lỗi

Phải thao tác add thiết bị mới vào hệ thống :

Chọn phần add device :

Chọn Loop có địa chỉ cần thêm vào :

Dùng phím lên xuống để tìm địa chỉ cần thêm vào :

Dùng phím sang phải , dùng phím lên xuông chọn loại thiết bị cho thiết bị cần thêm vào

Sau đó ấn enter. Thiết bị mới đã được thêm vào hệ thống báo cháy, nhưng vẫn ở chế độ mặc định, nếu muốn thiết bị này làm theo lênh thì phải dùng phần mềm để lập trình.

   3.1.4  Delete Device :

Khi tháo thiết bị ra khỏi hệ thống, tủ trung tâm báo cháy sẽ báo thiết bị đó bị mất kết nối ( disconect ). Nếu không sử dụng thiết bị đó nữa ta có thể xóa thiết bị đó trên hệ thống. Vào phần Delete Device. Chon Loop cần xóa thiết bị :

Dùng phím lên xuống chọn địa chỉ thiết bị cần xóa :

Sau đó ấn Enter là xong

3.1.5 Edit Device Attribute :

Chỉnh sửa các cài đặt trong từng thiết bị, mỗi 1 loại có cách cài đặt khác nhau , chọn Loop có thiết bị cần cài đặt:

Nhấn phím sang phải ,dùng phím lên xuống chọn thiết bị cần cài đặt :

Ở đây mình sẽ hướng dẫn cài đặt 1 số thiết bị cơ bản như :

Đầu báo khói :

Set Zone : cài đặt zone cho thiết bị

Edit Location Text : cài đặt tên cho thiết bị

Change Sensor Type : cài đặt loại đầu dò

Set Sensitivity : chỉnh độ nhạy ngày và đêm ( không nên tùy chỉnh chức năng này ,nên để mặc định của nhà sản xuất )

Set Input Action :

Chọn trạng thái báo về tủ . Báo cháy hay giám sát ,đầu báo khói chỉ có hai tùy chọn. Chọn xong ấn Enter

Đầu báo nhiệt :

Các tùy chọn của đầu báo nhiệt cũng giống như đầu báo khói chỉ các phần Set Sensitivity :

Module SomA :

Nhấn phím sang phải, Module SomA chỉ cài đặt được Zone và tên

Module giám sát ngõ vào ( Frcme-M )hoặc 2 ngõ vào( Dimm)

Module này cũng giống như SomA chỉ cài đặt được Zone và tên

Module 2 ngõ ra ( R2ML ) :

Nhấn phím sang phải:

Set Zone : Cài Zone cho thiết bị

Edit Location Texe : Sửa tên thiết bị

Output Attributes : Chọn trạng thái đầu vào cho thiết bị ( thực hiện các bước giống như chọ cài đặt cho relay ở bảng điều khiển

Delay Stage 1 : điều chỉnh độ trễ của ngõ ra.

Test Device : bật chế độ test đầu ra cho thiết bị

Nút nhấn AMS : Cũng giống như cài đặt đầu báo nhưng sẽ không có tùy chọn cảm biến

3.1.6 AutoLearn :

Chức năng này để dùng cho tủ TTBC tự học thiết bị địa chỉ trên hệ thống

Chỉ sử dụng khi đã có dữ liệu trong tủ TTBC tại vì khi sử dụng chức năng này tủ trung tâm báo cháy sẽ quét lại hết thiết bị và đưa về mặc định các tùy chọn của từng thiết bị hay lập trình ngõ vào ngõ ra đều bị xóa hết.

3.2 Set Time ( cài đặt thời gian )

Set Calibration Time : Cài đặt thời gian hiệu chuẩn . Dùng phím lên xuống để cài đăt thời gian

Set Day/Night Times : Cài đặt ngày và đêm

Set Sounder Time – Out : Cài đặt thời gian tắt chuông

3.3 View Print Event Log :

Nhấn phím sang phải

View Event Log : Xem lịch sử các sự kiên

Fire : Sự kiện cháy

Pre – Alarm : Sự kiện trước báo cháy

Trouble : Lỗi

Disablement : Mất kết nối

Other Events : Sự kiện khác

All Events : Tất cả các sự kiện

Print Event Log : In lịch sử các sự kiện

Chọn sự kiện cần in ấn enter:

Clear Event Log : Xóa các sự kiện

Xóa toàn bộ các sự kiên nhấn Enter

3.4 Print Configuration :

Tùy chọn in cấu hình

Có thể in thiết bị theo Loop hoặc theo zone . All Loop là in tất cả còn select Loop là in theo tùy chọn từng Loop, In thiết bị theo zone cũng tương tự như vậy

3.5 System Disablements :

Ngắt kết nối

Disable Printer Ngắt kết nối máy in

Nhấn Enter ngắt kết nối máy in

Disable Buzzer tắt tiếng Buzzer

Nhấn enter để tắt bíp trên tủ

Disable Ground Trouble : Tắt lỗi tiếp đất

Nhấn Enter để thực hiện

Set Buzzer Silenced Access Level : cài đặt tắt còi buzzer trên tủ từ level 1 , hoặc level 2.Dùng phím lên xuống để tùy chọn

3.6 Loop Data Test :

Test dữ liệu trong Loop :

Chọn Loop cần test. Nhấn phím sang phải để bắt đầu Test

Thoát ra kết thúc thao tác test : nhấn phím sang trái chọn Cancel Test. Sau đó nhấn Enter .

Khá nhiều công đoạn phải không nào nhưng chi tiết như vầy sẽ giúp bạn có thể thao tác một cách dễ dàng để quản lý các thiết bị trên tủ trung tâm báo cháy FireNet của mình. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích khác về các thiết bị tỏng hệ thống báo cháy nhé!