Sơ đồ đấu nối và hướng dẫn lập trình trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8 ( phần 3)

Phần cuối của chuyên mục cách sử dụng bảng điều khiển trung tâm báo cháy xả khí HCA Series chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về cách vận hành hệ thống này theo từng bước cụ thể. Hi vọng chuỗi bài viết của chúng tôi đã giúp bạn ích nhiều trong việc sử dụng và quản lý thiết bị của mình.

Vận hành trung tâm báo cháy Hochiki HCV-2-4-8

1./ Trạng thái bình thường:

Ở trạng thái bình thưòng khi toàn bộ hệ thống hoạt động tốt chỉ có đèn Power on màu xanh sáng.

2./ Khi báo cháy:

Khi tủ nhận được tín hiệu báo cháy từ đầu báo hoặc nút nhấn, đèn Common Fire Indicator sáng và đèn zone tương ứng bị cháy nhấp nháy. Rơle Fire và Local Fire kích hoạt và truyền tín hiệu đến bất kì hệ thống nào nối với nó, tất cả các chuông kết nối đến mạch chuông sẽ làm việc.

3./ Tắt /mở tiếng chuông:

Nút silence/ sound alarms chỉ hoạt động ở mức 2, khi khoá được vặn. Để tắt tiếng chuông ấn nút silence/ sound alarms khi đó đèn báo cháy zone đang cháy sẽ chuyển từ đang chớp sang sáng liên tục. Để mở lại tiếng chuông ấn nút silence/ sound alarms lại lần nữa.

Xem lại :

4./ Reset:

Vặn khoá truy cập mức 2, ấn nút reset.

5./ Zone lỗi:

Bất kì điều kiện nào như gỡ đầu báo ra khỏi đế, đứt dây, chập dây, thiếu điện trở cuối đường dây đều gây ra lỗi, khi đó đèn tương ứng với zone bị lỗi sẽ sáng.

6./ Lỗi nguồn:

Mất nguồn cung cấp chính hoặc accqui bị ngắt, yếu đều gây ra lỗi nguồn, khi đó đèn Fault và Power Fault LEDs sáng.

7./ Lỗi hệ thống:

Đèn System Fault LED sáng chỉ ra bộ nhớ chưa được set, hoặc lỗi.

8./ Kiểm tra đèn:

Khi ấn nút Lamp Test, tất cả các đèn led trên mặt tủ sẽ sáng và còi buzzer kêu cho biết các đèn này còn làm việc, bất kì đèn nào không sáng khi ấn nút này cần được thay thế sửa chữa. Nút này có thể ấn ở bất kì mức truy cập nào.

9./ Sự vô hiệu hoá:

Có thể tắt một hay nhiều bộ phận nào đó của hệ thống báo cháy. Điều này có thể bắt buộc khi có công trình đang làm việc có thể gây lỗi cho hệ thống.ư

10./ Vô hiệu hoá zone:

Để vô hiệu hoá zone, vặn khoá truy cập mức 2, ấn nút Mode cho đến khi hiện kí tự “d” xuất hiện, ấn nút Select chọn zone, sau đó ấn Enter, chấm đỏ bên phải đen led 7 đoạn chớp sáng. Khi đó đèn Disable Led và đèn Zone Fault Led tương ứng sáng.

11./ Vô hiệu hoá mạch chuông:

Để vô hiệu hoá ngõ ra chuông, ấn nút Mode cho đến khi led 7 đoạn hiện “db”. Ấn nút Enter, khi đó ngõ ra chuông bị vô hiệu hoá, đèn Disable và souder Fault led sáng

12./ Kích hoạt thời gian trể.

Để kích hoạt thời gian trể trên mỗi kênh ta cần thiết lập zone trể tương ứng mục 31 đến 48 trong bảng cấu hình, ấn nút Mode cho đến khi “Ad” xuất hiện. Ấn nút Enter để kích khởi hệ thống vào chế độ trể ngõ ra chuông thời gian trễ từ 00 đến 09 phút.

13./ Vô hiệu hoá tiếp điểm Rơle Fault:

Tiếp điểm rơle này có thể vô hiệu hoá bằng cách chọn mục 22 trong bảng cấu hình.

Ưu điểm khi sử dụng tủ HCV

  • Dòng tủ trung tâm báo cháy HCV được lập trình một cách đầy đủ thông qua Menu lựa chọn đơn giản
  • Tủ có cấu trúc mạch đơn giản,giúp người dùng dễ dàng lắp đặt
  • Tương thích với nhiều loại thiết bị:  SLV-24N, DSC-EA, DFE-135/190, DCD-135/190, FBB-150I, HEC3-24WR, HPS-SAH, PPE-1/PPE-2
  • Có thể điều khiển từ xa thông qua các ngõ vào, cho phép tắt tiếng báo động, tiếng chuông, báo lỗi và Reset

 

Đến đây chúng ta đã kết thúc chuỗi bài viết về tủ trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8 cho vấn đề sơ ddof đấu nối, cài đặt lập trình cũng như vận hành hệ thống này. Nếu bạn có thắc mắc xung quanh vui lòng để lại thông tin bên dưới để được nhân viên kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.