Sơ đồ đấu nối và hướng dẫn lập trình trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8 ( phần 1)

Sơ bộ qua về tủ trung tâm báo cháy Hochiki HCV-2/4/8 là loại tủ chất lượng phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng và là sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay cho các công trình vừa và nhỏ. Dễ dàng sử dụng và lắp đặt phù hợp với nhiều môi trường khác nhau từ gia đình cho đến các khu công nghiệp. Hôm nay trong chuyên mục kỹ thuật chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn chuỗi bài viết về Sơ đồ đấu nối và hướng dẫn lập trình trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8.

Sơ đầu đấu nối và hướng dẫn lập trình trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8 ( phần 1)

Sơ đồ đấu nối trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8

Dòng tủ trung tâm báo cháy Hochiki HCV có kết hợp nguồn và mạch sạc accqui. Tủ có các tiếp điểm không điện áp cho ngõ Fire và Local Fire kích hoạt mỗi khi có sự kiện cháy.

HCV được sử dụng cho điều khiển và truyền tín hiệu. Phù hợp với tiêu chuẩn BS EN54-4. Dòng tủ HCV được lập trình một cách đầy đủ thông qua menu lựa chọn đơn giản. Tủ có cấu trúc dạng mạch đơn, dễ dàng cho người lắp đặt. Tương thích với nhiều loại thiết bị. Điều khiển từ xa thông qua các ngõ vào, cho phép: tắt tiếng báo động, tiếng chuông, báo lỗi và reset.

Lưu ý khi thực hiện:

Trong quá trình thực hiện đấu nối theo sơ đồ của hệ thống trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV 2 4 8 bạn cần quan tâm đến những lưu ý dưới đây:

  • Lưu ý khi đầu nối ngõ chuông nếu dùng chuông không phân cực thỉ phải bổ sung thêm diode phân cực cho chuông.
  • Ngõ Zone và ngõ S1,S2 ( Ngõ chuông ) đều phải có điện trở giám sát cuối đường dây, thiếu điện trở tủ sẽ báo lỗi.

Bước 1: Đấu dây vào đế đầu báo

Theo các vị trí đấu nối trên đế đầu báo trên hình vẽ, các bạn cần đấu dây đúng cực tính của đế đầu báo và điện trở cuối đường dây ở đế đầu báo cuối cùng trên kênh, trên đế đầu báo có chân 1, 2 và 5, 6. Trong đó chân số 1 và số 6 là chân đến còn chân số 2 và số 5 là chân đi đến các thiết bị. Việc đấu như này giúp mọi người biết được khi thiết bị của mình bị mất thì TTBC của mình sẽ báo hệ thống có lỗi. Nếu đấu chập hai dây đến và đi trên cùng một điểm đấu thì khi đầu báo bị mất hoặc tháo ra thì TTBC không thể giám sát được các thiết bị trên kênh.

Bước 2: Kết nối đế đầu báo và nút báo cháy bằng tay với trung tâm báo cháy Hochiki HCV

Sau khi đấu hoàn thiện hai đầu báo, tiến hành kết nối đầu báo với tủ trung tâm, mọi người lưu ý nối dây đúng cực tính và kết nối với zone số 1.

Tiếp theo là đấu nối nút ấn báo cháy, tương tự như trên, đấu điện trở cuối đầu dây và xoắn điện trở vào hai đầu dây, nối dây đúng cực tính và kết nối với zone số 1. Nút ấn báo cháy bằng tay có thể đấu chung với zone đầu báo hoặc đấu độc lập trên một kênh riêng biệt.

Các zone tiếp theo đấu tương tự zone 1.

Xem tiếp:

Bước 3: Lắp đầu báo vào đế đầu báo

Trên thân đầu báo và đế đều có 1 gạch nhỏ, khi lắp đặt các bạn cần lưu ý để 2 gạch này nối với nhau, tạo nên 1 đường thẳng.

Bước 4: Kết nối chuông và đèn vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV

Đấu chuông báo cháy, cần lưu ý sử dụng những thiết bị báo cháy phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất tránh sử dụng những thiết bị không tương tích hoặc kém phù hợp phải sử dụng thêm phụ kiện đi kèm.

Đấu đèn báo vị trí, lưu ý đây là đèn báo không phân cực.

Bước 5: Kết nối nguồn điện lưới 220VAC và nguồn dự phòng 24VDC (ắc quy) vào trung tâm báo cháy

Sau khi hoàn thiện các bước từ 1 đến 4, nên kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đã đấu dây đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi cấp nguồn cho hệ thống.

Chú ý quan trọngKhi cấp nguồn cho TTBC hoạt động cần phải cấp nguồn điện lưới 220VAC trước sau đó mới được cấp nguồn ắc quy dự phòng sau. Nếu bước cấp nguồn này thực hiện không đúng thứ tự sẽ xảy ra trường hợp phần nguồn bị sốc điện dẫn đến bị hỏng bộ phận điều khiển nguồn của trung tâm báo cháy.

Các tính năng tiêu chuẩn của tủ trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8 :

– Đạt tiêu chuẩn BS EN54-2 và BS EN54-4.
– Bộ hiển thị phụ kết nối 2 dây.
– Lập trình tất cả các chức năng thông qua bảng menu đơn giản.
– Tất cả các khối nằm trên cùng một board mạch.
– Lắp đặt dễ dàng.
– Phù hợp với đa số các chủng loại đầu báo.
– Có 2 ngõ ra cho các thiết bị báo động, có giám sát đường dây.
– Có thể tùy chỉnh thời gian trễ ngõ ra.
– Ngõ ra NAC có thể tùy chỉnh.
– Có chế độ thiết lập ngõ ra NAC chỉ trì hoãn đối với đầu báo.
– Có chế độ thiết lập ngõ ra NAC chỉ trì hoãn đối với nút nhấn.
– Có tùy chỉnh giám sát ngắn mạch ngõ vào hay ngắn mạch ngõ ra báo cháy.
– Có tùy chỉnh ngõ vào gài trạng thái hay ngõ vào không gài trạng thái.
– Có tùy chỉnh trễ ngõ vào.

Trên đây là phần 1 về sơ đồ đấu nối trung tâm báo cháy thường Hochiki HCV-2-4-8 mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Trong phần 2 chúng ra sẽ đi sâu vào phần lập trình thiết bị này về đấu mạch ra sao, sử dụng nguồn điện như thế nào,….Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để cập nhập những thông tin bổ ích khác về các thiết bị báo cháy Hochiki nói riêng và các thiết bị phòng cháy chữa cháy khác nói chung nhé!