Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy đúng chuẩn hiện nay

Hệ thống báo cháy là một trong những hệ thống an ninh quan trọng hiện nay, việc lắp đặt hệ thống này về chi phí cũng như công sức đều không phải là nhỏ. Vì vậy mà bạn phải chuẩn bị cho mình sẵn một quy trình để tiến hành bảo trì bảo dưỡng thường xuyên theo quy chuẩn và đúng kỹ thuật nếu muốn hệ thống của mình hoạt động được một cách ổn định và lâu dài.

Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy đúng chuẩn hiện nay

Căn cứ vào quy trình lắp đặt và bám sát nó bạn sẽ có được một quy trình chuẩn để bảo trì hệ thống báo cháy của mình, vì mỗi dự án lắp đặt không phải lúc nào cũng giống nhau về vị trí và số lượng thiết bị.

Kiểm tra lắp đặt hệ thống báo cháy  

Việc lắp đặt các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, cấp nước vách tường phải phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam quy định, tiêu chuẩn NFPA 72, phù hợp với bản vẽ thiết kế và theo các đề xuất của nhà sản xuất.

Tất cả các đường ống đi dây, các hộp nối,… phải được gắn kín (không thấy dây bên trong). Các nắp đậy bảo vệ cho đầu báo khói không được tháo ra trong khi kiểm tra và lập trình. Phải có các biện pháp thích hợp bảo vệ thiết bị để tránh các tác động gây hư hỏng.

Các hộp nối dây, các đường ống,… phải được đặt trên trần hoặc gắn âm tường ở những khu vực hành lang, văn phòng,…

Vận hành thử nghiệm hệ thống báo cháy

Sự kích hoạt của hệ thống khi nút báo cháy khẩn cấp, đầu dò hoặc công tắc dòng chảy bị kích hoạt phải thực hiện các việc sau, trừ những trường hợp được chỉ định khác.

  • Kích hoạt kích hoạt các ngõ ra được lập trình cho đến khi nhấn tắt báo động.
  • Kích hoạt các thiết bị báo động đã được lập trình cho đến khi hệ thống được khởi động lại.
  • Bảng điện tử báo các thiết bị hoặc phân vùng bị kích hoạt.
  • Mở tất cả các khóa điện từ của các cửa ở khu vực bị kích hoạt cho đến khi hệ thống được khởi động lại.
  • Xuất tín hiệu để đưa các thang máy thang máy về tầng trệt.
  • Nếu đầu dò trong phòng mô tơ thang máy hoặc trong hố thang bị kích hoạt thì lập tức đưa các thang máy về tầng trệt.
  • Nếu đầu dò trong ống gió bị kích hoạt thì lập tức tắt các quạt thông gió và đóng các cửa trong đường ống gió ở các khu vực liên quan.
  • Bất kỳ công tắt dòng chảy trong đường ống nước cứu hỏa hoặc van nước cứu hoả bị khóa thì hệ thống phải xuất tín hiệu cảnh báo.

Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thoát khói:

  • Mỗi quạt hút khói, quạt tạo áp cầu thang bộ, mô tơ điều khiển cửa trong đường ống gió phải có bộ công tắt chọn 3 vị trí: ON/AUTO/OFF.
  • Tương ứng với trạng thái các quạt phải có đèn hiển thị OFF màu vàng, đèn ON màu xanh. Đây là bước kiểm tra quan trọng của quy trình bảo trì hệ thống báo cháy.
  • Mỗi công tắc chọn tương ứng kèm theo 2 module ngõ vào và 2 module ngõ ra. Trạng thái của các quạt được gửi về không phụ thuộc vào vị trí của công tắc.
  • Tất cả các trạng thái của hệ thống điều hòa không khí gửi về hệ thống báo cháy phải là dạng tiếp điểm không điện áp và được cấp bởi nhà thầu hệ thống điều hòa không khí.

Giám sát lắp đặt hệ thống báo cháy

Trình duyệt hệ thống báo cháy 

Nhà thầu phải cung cấp tất cả vật tư thiết bị theo đúng với những yêu cầu và trình cho Tư vấn thiết kế, giám sát và Chủ đầu tư duyệt trước khi thi công lắp đặt:

  • Tất cả vật tư thiết bị với đầy đủ mã hiệu, nhà sản xuất và catalogue.
  • Điện áp hoạt động của tất cả thiết bị.
  • Cung cấp đầy đủ các bản vẽ thi công
  • Đầy đủ mã hiệu tất cả thiết bị và những chi tiết kỹ thuật.
  • Kích thước, bản vẽ mặt bằng, chi tiết lắp đặt
  • Sơ đồ đấu dây chi tiết.
  • Chi tiết những điểm đấu nối cho tất cả thiết bị.
  • Giao tiếp với tất cả những hệ thống khác.
Giám sát thi công lắp đặt hệ thống báo cháy  

Nhà thầu phải cung cấp kỹ sư hoặc chuyên viên để tham gia giám sát trong quá trình lắp đặt, lập trình và kiểm tra các hệ thống. Các kỹ sư hoặc chuyên viên này phải được huấn luyện và ủy quyền của nhà sản xuất hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, chữa cháy bằng khí.

  • Trước khi cấp nguồn phải kiểm tra ngắn mạch, chạm đất, thông mạch, chạm vỏ….
  • Khóa từng van nước cứu hỏa để kiểm tra xem có tín hiệu giám sát báo về tủ hay không.
  • Kiểm tra tác động của các công tắc dòng chảy.
  • Kiểm tra độ kín của hệ thống ống.
  • Kiểm tra hoạt động của hệ thống bơm
  • Kiểm tra hoạt động của các trạm báo động.
  • Hở dây mỗi địa chỉ để kiểm tra việc báo lỗi.
  • Hở dây mạch tín hiệu để kiểm tra việc báo lỗi.
Giám sát các hệ thống liên quan
  • Hở mạch và ngắn mạch các đầu ra của module để kiểm tra việc giám sát đường dây.
  • Nối đất thiết bị để kiểm tra lỗi chạm đất.
  • Nối đất mạch tín hiệu để kiểm tra lỗi chạm đất ở mạch tín hiệu.
  • Nối đất ngõ ra để kiểm tra lỗi chạm đất.
  • Kiểm tra các thiết bị phát báo động.
  • Kiểm tra việc đưa tín hiệu tới điều khiển các hệ thống khác.

Bản vẽ hoàn công hệ thống báo cháy 

Khi hoàn thành thực tế, ba (3) bản sao hoàn chỉnh của tất cả các bản vẽ hoàn công phải được cung cấp, cập nhật chính xác để trình bày một cách chính xác việc lắp đặt thực tế.
Bản vẽ phải bao gồm như sau:

  • Bản vẽ sơ đồ hệ thống báo cháy hoàn chỉnh trình bày kích thước và vị trí thực tế của tất cả các thiết bị, ống, vòi phun, van, đầu ra, đồng hồ đo và áp lực đo được lần cuối cùng tại tất cả các vị trí liên quan.
  • Bản vẽ sơ đồ hoàn chỉnh phòng máy và/hoặc thiết bị với sự phân biệt đầy đủ của mỗi và mọi khoản mục thiết bị.
  • Bản vẽ sơ đồ đường ống hoàn chỉnh trình bày kích thước và vị trí thực tế của tất cả các đường ống nước và đường ống khác có thể áp dụng vào hệ thống.
  • Sơ đồ mắc dây điện hoàn chỉnh trình bày rõ ràng hệ thống đánh số đầu mút. Bản vẽ bao gồm các cài đặt (thực tế và tỷ lệ) của tất cả các rơ le trễ thời gian và quá tải.

Khi hoàn tất thực tế các công việc thử nghiệm vận hành theo yêu cầu quy trình bảo trì hệ thống báo cháy phải cung cấp ba (03) bản sao sách hướng dẫn vận hành và bảo trì.

Sách hướng dẫn phải bao gồm các mô tả đầy đủ về việc lắp đặt và chức năng của các hệ thống khác nhau và các chỉ dẫn cho tất cả các hành động cần thiết để vận hành và bảo trì thiết bị báo cháy có hiệu quả các hệ thống lắp đặt. Sách hướng dẫn được soạn rõ ràng và đóng thành sách trong bìa cứng bằng nhựa vinyl màu xanh được in chữ chìm ở mặt trước.

Kiểm tra bàn giao và hướng dẫn vận hành bảo trì hệ thống báo cháy 

Sau khi hoàn tất hệ thống nhà thầu phải chứng minh và giải thích các hoạt động của hệ thống đã phù hợp với các yêu cầu. Phải cung cấp một biên bản nghiệm thu kiểm tra hệ thống mà nó đã thực hiện trong qúa trình vận hành thử hệ thống báo cháy tự động.

Cung cấp tài liệu hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Hướng dẫn cho nhân viên vận hành do chủ đầu tư đưa ra các thao tác xử lý, truy cập và điều khiển trên tủ điều khiển và các thiết bị và phải cung cấp bảng hướng dẫn các bước xử lý trong các tình huống xảy ra.

Chế độ bảo trì hệ thống báo cháy 

Tất cả mọi thiết bị trong hệ thống sẽ có chế độ bảo hành 24 tháng, bắt đầu tính từ ngày Chủ đầu tư ký nhận hệ thống.

  • Phải bảo trì đúng lúc khi có yêu cầu.
  • Thay thế hoặc sữa chửa những phần bị lỗi khi có yêu cầu.

Việc bảo trì hệ thống báo cháy có ý nghĩa rất quan trọng đối với người sử dụng, cũng như mọi thiết bị hoạt động. Công việc này đòi hỏi phải có sự chú tâm triệt để cũng như thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện ra lỗ hỗng để có thể xử lý kịp thời.