Những nguyên nhân chính dẫn đến cháy, nổ khó lường trong cuộc sống

Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều vụ cháy đã xảy ra gây hậu quả nặng nề về tài sản và tính mạng con người, đều xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ rất đời thường mà chính chúng ta không lường trước được. Không chỉ có các cơ quan, xí nghiệp, nhà xưởng mới dễ bốc cháy, trong chính mỗi ngôi nhà chúng ta đang sinh sống cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Có những nguyên nhân rất đơn giản, xuất phát ngay từ thói quen sinh hoạt hằng ngày của chúng ta mà không ai ngờ rằng đến một ngày nó sẽ gây đại họa.

 Nguyên nhân về Điện :

Những nguyên nhân gây cháy về điện phổ biến là: Tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu như gắn máy lạnh, tủ lạnh…., đấu nối dây dẫn điện tùy tiện, cứ cần thêm một ổ cắm là cắt dây ở bất cứ đâu nối vào; đường dây dẫn điện, thiết bị điện lâu năm đã bị lão hóa không kiểm tra, thay thế kịp thời để thay thế … dẫn đến đường dây quá tải, chập mạch…và gây cháy. Từ đốm cháy nhỏ đó nếu không được phát hiện sẽ lan vào các vật dụng dễ cháy trong nhà rồi bùng phát. Tâm lý chủ quan của người dân khi ra khỏi nhà không rút phích cắm, không tắt tivi, quạt, ấm đun nước v.v…cũng góp phần không nhỏ làm tăng hậu quả cháy nổ khi có xảy ra chập mạch.

Nguyên nhân từ điện thoại di động và thiết bị sạc :

Hiện nay việc sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là smartphone đã vô cùng phổ biến. Thế nhưng ít ai quan tâm đến việc trang bị cho chiếc điện thoại của mình những phụ kiện đi kèm an toàn. Các thiết bị sạc, đặc biệt là sạc điện thoại hiện nay được bày bán rất nhiều trên đường với giá vài chục ngàn đồng tiềm ẩn nguy cơ gây chập điện rất cao. Đặc biệt với smartphone, cấu hình, vi mạch phức tạp nên nguồn điện dẫn vào máy chỉ cần một chút không ổn là sẽ gây nổ thiết bị ngay. Các linh kiện điện thoại rẻ tiền, không rõ xuất xứ, không được kiểm định chất lượng càng dễ có sự cố.

 

Nguyên nhân từ việc thờ cúng :

Việc thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh tất yếu của mọi nhà. Tuy nhiên, việc thắp nhang trên bàn thờ rồi không để ý tới nữa vì chủ quan tàn nhang dù có rơi vãi cũng không thể gây cháy lại chính là nguyên nhân “làm lớn chuyện” trong nhiều trường hợp.

Nguyên nhân: “Trong Bếp” :

Đa số các hộ dân trong nội đô thành phố sử dụng bếp gas để đun nấu. Nhiều gia đình chuyển sang dùng bếp từ, bếp hồng ngoại vì tính an toàn song vẫn có những hộ đến bây giờ vẫn dùng bếp củi để chụm lửa. Bếp từ, bếp hồng ngoại nếu bất cẩn sẽ nảy sinh sự số điện, còn bếp gas, bếp củi trực tiếp phát lửa càng dễ gây cháy hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ khi sử dụng gas là không khóa van bình gas khi nấu xong, tắt bếp gas chưa đúng quy trình; sử dụng các chai chứa gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng làm gas xì ra khỏi bình. Khi đó chỉ cần một mồi lửa nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

 Nguyên nhân “Tích trữ…bom” :

Tuy các gia đình có tích trữ chất dễ gây cháy trong nhà như xăng, bình gas các loại, dầu hỏa v.v…. không nhiều nhưng đa số lại không có các biện pháp đảm bảo an toàn, PCCC. Ngay cả các đại lý gas, người bán xăng lẻ…cũng rất chủ quan khi cất những mồi lửa này trong nhà.

Khi trong không khí luôn có sẵn các hợp chất dễ cháy, rò rỉ hoặc thoát ra từ những “quả bom” này nếu gần đó có người hút thuốc hoặc đun nấu bằng lửa là có thể gây cháy nổ tức thì. Những đám cháy ban đầu có thể rất nhỏ, tưởng như không có gì đáng ngại nhưng lại lây lan rất nhanh do môi trường xung quanh tác động. Khi đó con người đảnh phải bó tay.

 Nguyên nhân từ thiết bị chiếu sáng :

Ít ai ngờ rằng việc lắp đặt đèn chiếu sáng quá sát với trần nhà, vách nhà cũng là nguyên nhân gây cháy. Lý do là đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể là sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Đa phần loại thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, halogen có chấn lưu, biến áp do đó khi lắp đặt sát trần và vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.

 Nguyên nhân từ bình xăng xe máy :

Thời gian gần đây tình hình cháy, nổ xe máy diễn ra rất phức tạp, nguyên nhân gây cháy xe hiện còn chưa rõ nhưng việc bố trí xe máy ngay trong nhà cũng là ẩn họa về cháy, nổ trong mỗi hộ gia đình.

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN

– Sử dụng điện an toàn, tháo, lắp thiết bị điện phải theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Thường xuyên kiểm tra, thay thế các thiết bị điện quá lâu ngày.

– Không cắm một thiết bị điện liên tục, ngoại trừ những vật dụng thường xuyên vào điện như tủ lạnh.

– Không sử dụng thiết bị điện, điện thoại trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

– Tránh tối đa các hành vi dẫn đến những nguyên nhân gây cháy phổ biến đã nêu ở trên. Ngoài ra đối với ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu… phải để xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.

– Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

– Bắt buộc lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn.

– Không bố trí hệ thống điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Chỉ đốt đèn, hương trên bàn thờ khi có người ở nhà.

– Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy.

– Nếu dùng bếp gas phải có kiến thức biện pháp, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van.

– Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa khác hẳn nhau để dễ phân biệt khi mở, quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy để dễ dàng thoát ra khỏi nhà khi có sự cố.

– Chuẩn bị sẵn dụng cụ PCCC thông dụng, đồ nghề phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

Để biết thêm thông tin và mua các sản phẩm chữa cháy, thiết bị báo cháy Hochiki chính hãng vui lòng liên hệ qua hotline :  028 39858875