Lắp đặt phòng cháy và chữa cháy trong công ty cần phải kiểm tra đảm bảo gì?

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) là việc ngăn chặn tối đa các nguy cơ cháy nổ, nhanh chóng giải quyết để cháy không phát nổ, không đe dọa đến tính mạng của con người và thiệt hại về tài sản. Trong công ty công tác này cũng cần phải có những qui định cần phải kiểm tra và đảm bảo khi lắp đặt trước khi bàn giao. Vậy những tiêu chuẩn kiểm tra đó là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Lắp đặt phòng cháy và chữa cháy trong công ty cần phải kiểm tra đảm bảo gì?

Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

1. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở theo quy định của pháp luật;

2. Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng theo quy định của pháp luật;

3. Việc chấp hành các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy phải được lập Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.

Trách nhiệm kiểm tra

Trách nhiệm trong việc kiểm tra an toàn, phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

– Đối với kiểm tra thường xuyên: người đứng đầu cơ sở phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.

– Đối với kiểm tra định kỳ: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.

– Đối với kiểm tra đột xuất: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.

Chuẩn bị tài liệu kiểm tra thiết bị báo cháy – chữa cháy cho công ty

Khi thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở bị kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.

Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu doanh nghiệp được yêu cầu cấp quản lý cơ sở tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết.

Sau khi lắp đặt phòng cháy và chữa cháy cho công ty người đứng đầu cơ sở sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, định kỳ và đột xuất; còn người đứng đầu doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình.

Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm 2 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo quản định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001.

Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).

Ngoài lịch kiểm tra bảo trì hệ thống báo cháy được xác định theo từng kì từng quý thời gian cần được đảm bảo. Người đứng đầu công ty phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình.