Đầu báo nhiệt cố định, nguyên lý hoạt động và cấu tạo

Trong chuyên mục tìm hiểu về các thiết bị báo cháy mà chúng tôi cung cấp hôm nay, sẽ giúp bạn nhận biết được một cách chi tiết về một sản phẩm đó là đầu báo nhiệt cố đinh. Hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo sẽ giúp bạn hiểu được đây có phải là thiết bị cần thiết với nhu cầu sử dụng của mình sắp tới hay không? Có nên cho nó vào danh sách cần mua sắm hay không.

Đầu báo nhiệt cố định, nguyên lý hoạt động và cấu tạo

Đầu báo nhiệt cố định là thiết bị báo cháy hoạt động động hoàn toàn dựa trên nhiệt độ của môi trường xung quanh chứ không phụ thuộc và tốc độ gia tăng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt thiết bị tăng lên và đạt đến mức độ xác định, ứng với ngưỡng đã được chỉ định cho đầu báo nhiệt khi sản xuất, (tùy theo tiêu chuẩn của mỗi thị trường mà đầu báo nhiệt cố định sẽ có các ngưỡng nhiệt độ khác nhau như: 60, 70, 80 độ) sẽ làm cho tiếp điểm bên trong báo động và gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.

Thị trường thiết bị báo cháy có nhiều loại đầu báo nhiệt cố định khác nhau và thông dụng là 4 loại sau.

Đầu báo nhiệt cố định cơ điện:

Đầu báo nhiệt cơ điện có một thanh lưỡng kim, với một đầu gắn cố định và một đầu để di chuyển tự do phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường hiện tại. Khi nhiệt độ tăng cao thì thanh lưỡng kim bị uốn cong là chạm mạch điện và phát tín hiệu báo cháy. Thanh lưỡng kim sẽ trở về trạng thái bình thường khi nhiệt độ giảm. Loại đầu báo nhiệt này có thể sử dụng lại nhiều lần.

Đầu báo nhiệt sử dụng chất nóng chảy eutectic:

Đây là loại thiết bị báo cháy được sử dụng phổ biến trong giai đoạn năng 1970 đến 2000. Đầu báo loại này sử dụng liên kết nóng chảy của hợp kim eutectic. Là một hỗn hợp của 2 hoặc nhiều loại kim loại có điểm tan chảy ở nhiệt độ thấp hơn những kim loại riêng lẻ. Nếu nhiệt độ của hợp kim lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ tan chảy thì hỗn hợp sẽ chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng.

Trong đầu báo có một lẫy kim loại đàn hồi được giữ chặt bở hợp kim eutecic, giúp cho 2 chực tín hiệu của đầu báo tách rời. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên cao đến nhiệt độ nóng chảy của hợp kim, hợp kim sẽ tan chảy làm lẫy đàn hồi đang bị nén bật ra và 2 cực tin hiệu của đầu báo chạm nhau tạo ra tín hiệu báo cháy. Đầu báo nhiệt này không thể sử dụng lại sau khi đã báo cháy.

Đầu báo nhiệt cố định kiểu dây:

Có cấu tạo gồm 2 dây dẫn điện bằng thép được cách nhau riêng biệt bởi một chất rất nhạy cảm với nhiệt độ. Hai dây này được xoắn với nhau tạo một lực ép giữa 2 dây, sau đó bọc một lớp băng bảo vệ và ngoài cùng là lớp vỏ phù hợp với môi trường lắp đặt. Nếu một điểm nào đó của dây tiếp xúc với nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ quy định, lớp cách điện nhạy cảm sẽ bị phá vỡ và 2 sợ dây sẽ chạm vào tạo nên một tín hiệu báo cháy gửi về trung tâm báo cháy. Một số nhà sản xuất chế tạo trung tâm điều khiển dùng riêng với Linear Heat Detector cho phép xác định được vị trí điểm báo động.

Đầu báo cố định điện tử:

Ngoài các loại đầu báo nhiệt cố định kiểu điện cơ thì hiện nay thị trường còn xuất hiện thêm đầu báo nhiệt cố định loại điện tử. Loại này sử dụng cảm biến để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Khi nhiệt độ tăng đến mức quy định cảm biến sẽ phát tín hiệu báo cháy tới trung tâm báo cháy. Đầu báo sử dụng cảm biến có thể được chế tạo theo kiểu gia tăng hoặc cố định hoặc kết hợp cả 2. Đầu báo nhiệt loại này cũng làm giảm khả năng báo cháy giả.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đầu báo cháy cố định khác nhau vì vậy việc chọn lựa sao cho đúng và hợp lý không phải là một công việc đơn giản. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để có thể cập nhật những kiến thức cần thiết cho mình để đảm bảo bạn đã có những lựa chọn đúng đắn trước khi chi túi tiền của mình.