Làm sao để kiểm tra được “sức khỏe” của một đầu báo khói trong hệ thống báo cháy

Với bất cứ thiết bị công nghệ nào cũng đều có những thông số, biểu hiện chi tiết để có thể xác định được tuổi thọ cũng như “sức khỏe” của thiết bị đó, có thể tiếp tục sử dụng được trong khoản thời gian bao lâu nữa. Đối với đầu báo khói cũng vậy bạn có thể dựa vào chỉ số analog được biểu hiện qua phần mềm kiểm tra để xác định được “sức khỏe” của nó có đang ổn định nhất để sử dụng hay không.

Làm sao để kiểm tra được “sức khỏe” của một đầu báo khói trong hệ thống báo cháy

Ngày nay việc bảo trì hệ thống báo cháy đã trở nên quan trọng hàng đầu đối với các hệ thống báo cháy hệ thường và hệ thống báo cháy địa chỉ. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên của các thiết bị này nhằm một phần cũng giúp bạn quản lý chúng hiệu quả và sử dụng hệ thống của mình được ổn định và lâu dài hơn.

Kiểm tra sức khỏe hoạt động của một đầu dò trên hệ thống báo cháy địa chỉ Hochiki

Đầu dò hoạt động lâu ngày sẽ tích tụ bụi bẩn dễ gây nên trình trạng báo cháy giả vì vậy mà hochiki đã sản xuất ra một hệ thống báo cháy có chức năng kiểm tra sức khỏe hoạt động của đầu dò một cách thuận tiện và nhanh chóng thông qua phần mềm.

Để kiểm tra mức độ sức khỏe hoạt động của một đầu dò ta kết nối với tủ rồi sau đó check vào cột analog values lúc này thì phần mềm báo cháy sẽ hiện ra trạng thái analog của các đầu dò qua đó chúng ta dễ dàng biết được đầu dò nào cần được bảo trì và đầu dò nào cần phải thay thế.

Hướng dẫn cách kiểm tra giá trị Analog của đầu cảm biến khói.

Tuy nhiên thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kết nối máy tính với tủ để xem giá trị analog của đầu báo vì một số trường hợp mật khẩu kết nối với tủ đã bị người khác thay đổi.

Trong trường hợp trung tâm bị thay đổi mật khẩu thì khi truy cập vào màn hình sẽ hiển thị giống như bên dưới.

Để khôi phục mật khẩu về mặt định thì chúng ta cần phải có mã unlock từ nhà sản xuất hochiki.

Để có được pass unlock từ hãng hochiki gửi về thì chúng ta cần phải chụp hình mã code yêu cầu tương tự như hình sau đó gửi sang nhà sản xuất và trong vòng 24h thì chúng ta phải dùng mã unlock để khôi phục lại mật khẩu của tủ.Sau 24h thì mã code unlock đó sẽ không còn giá trịn nữa và chúng ta phải thực hiện việc gửi lại mã code sang cho hãng.

Sau khi đã có được mã code unlock từ hãng gửi vê thì chúng ta tiến hành nhập dãy mã số unlock đó vào khung hình giống như bên dưới.

Lập tức tủ sẽ khôi phục mật khẩu về trạng thái như lúc xuất xưởng.

Cách kiểm tra đầu báo khói vời đầu báo của bạn ít nhất mỗi tháng một lần.

  • Một số khuyên, bạn nên thử nghiệm đầu báo của bạn mỗi tuần. Rõ ràng nó là tốt hơn để kiểm tra xem chúng thường xuyên hơn. Do đó bạn nên  làm điều đó mỗi tuần nếu bạn có thể. Nếu bạn không thể thì hãy chắc chắn lên kế hoạch mỗi tháng, để kiểm tra từng đầu báo khói.
  • Kiểm tra chuông báo động của bạn thường có nghĩa là bạn có khả năng, để bắt một đầu báo hỏng hóc một cách nhanh chóng. Do đó, bạn có nhiều khả năng có một đầu báo hoạt động đúng khi bạn cần nó.
  • Dành 30 phút cho mỗi giờ một lần mỗi tháng học hỏi, tìm hiểu và thực hiện cách kiểm tra đầu báo khói, kiểm tra từng đầu báo cùng một lúc sẽ hiệu quả hơn so với kiểm tra mỗi lần báo động ở các khoảng khác nhau.

Cách vệ sinh đầu báo khói

Để vệ sinh đầu báo khói ta tháo đầu báo ra khỏi đế lau sạch phần đế để các tiếp điểm có thể tiếp xúc tốt hơn, dùng tuốc nơ vít đặt vào các chốt ở đầu báo khẽ đẩy nhẹ để đầu báo mở ra ta lấy giẻ sạch lau sạch bên trong và phần mắt cảm biển, sau khi lau sạch sẽ ta đậy vỏ của đầu báo lại như ban đầu và lắp lại vào đế là xong.

Sau khi thực hiện kiểm tra “sức khỏe” của mỗi đầu báo khói trong hệ thống báo cháy của mình bạn sẽ yên tâm khi những thiết bị được sử dụng một cách trơn tru và ổn định. Với quy trình bảo trì hệ thống báo cháy chuẩn nhất hiện nay chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn có 1 phán đoán chính xác để mang lại hiệu quả sử dụng hệ thống báo cháy được tốt nhất.