Giao thức truyền thông ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của trung tâm báo cháy

Trong hệ thống báo cháy giao thức truyền thông là ngôn ngữ, là cách thức để các thiết bị và trung tâm báo cháy giao tiếp với nhau thông qua mạch tín hiệu SLC. Chỉ các thiết bị có cùng giao thức với trung tâm báo cháy mới có thể kết nối với trung tâm báo cháy. Mỗi nhà sản xuất thường đưa ra các giao thức riêng cho sản phẩm của mình để giữ độc quyền.

Các thiết bị thông thường (không địa chỉ) không thể lắp trực tiếp vào mạch SLC mà phải được lắp gián tiếp thông qua các module như đã nêu ở phần trên.

Giao thức thức truyền thông được sử dụng sẽ quyết định nhiều thông số hoạt động của trung tâm báo cháy như:

• Chiều dài mạch tín hiệu loop SLC.

• Loại dây sử dụng cho mạch tín hiệu loop SLC.

• Tốc độ truyền thông tin trên mạch loop SLC.

• Thời gian đáp ứng của mạch tín hiệu khi có báo động…

Hiện nay giao thức truyền thông chia làm 2 loại là giao thức không kỹ thuật số và giao thức kỹ thuật số.

Giao thức thức truyền thông ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của trung tâm báo cháy

Giao thức không kỹ thuật số (Non-Digital Protocal)

Mỗi đầu báo khi nhận được yêu cầu từ trung tâm báo cháy sẽ trả lời bằng một tín hiệu dưới dạng các xung sóng vuông.
Trung tâm sẽ đọc các sóng vuông này và đo chiều dài của các cạnh sóng vuông để xác định giá trị (Hình 2.2.1a).

Sự giao thoa với các nguồn nhiễu bên ngoài có thể làm cạnh vuông của sóng trở nên tròn lại (Hình 2.2.1b), điều này làm cho việc đọc thông tin của trung tâm trở nên khó khăn, thiếu chính xác.

Như thế khả năng mạch tín hiệu SLC của giao thức không kỹ thuật số bị nhiễu là khá cao. Do vậy hầu hết các nhà sản xuất sử dụng giao thức không kỹ thuật số sẽ đưa ra các yêu cầu đặc biệt cho mạch tín hiệu SLC như là sử dụng dây loại xoắn hoặc cáp có lớp chống nhiễu để chống lại vấn đề này.

Với hệ thống sử dụng giao thức không kỹ thuật số, khi có một thiết bị báo động, một số tủ điều khiển vẫn tiếp tục quá trình thăm dò theo trình tự cho đến khi nó gặp thiết bị có báo động, khi đó tín hiệu báo động mới chính thức được phát ra.

Đối với hệ thống lớn với hàng trăm điểm (địa chỉ) thì có thể gây ra sự chậm trễ báo động của hệ thống.

 Giao thức kỹ thuật số (Digital Protocal)

Sử dụng giao thức kỹ thuật số, mỗi đầu báo khi nhận được yêu cầu từ trung tâm báo cháy sẽ trả lời bằng một tín hiệu dưới dạng các chuỗi bit “1”. Khoảng cách phân biệt giữa bit “1” và bit “0” là khá lớn, trên 24V. Tủ điều khiển tìm các chuỗi của các bit “1” bằng cách tìm kiếm các mức điện áp hơn là đo chiều dài của xung. (Hình 2.2.2a).

Ngay cả nếu như nguồn giao thoa làm tròn đầu của xung kỹ thuật số thì điện áp vẫn hiện diện để tủ điều khiển xác định giá trị kỹ thuật số (Hình 2.2.2b).

Tủ điều khiển sử dụng giao thức kỹ thuật số có khả năng chống nhiễu cao, thường không yêu cầu sử dụng cáp đặc biệt do sự giao thoa không gây nên vấn đề gì cho tín hiệu.

Điều này giúp cho giảm chi phí hệ thống dây so với loại giao thức không kỹ thuật số, đồng thời cho phép thay thế các hệ thống báo cháy thông thường cũ bằng hệ thống báo cháy địa chỉ kỹ thuật số bằng cách sử dụng cáp tín hiệu hiện có.

Với hầu hết các hệ thống sử dụng giao thức kỹ thuật số, khi một đầu báo phát hiện ra cháy, đầu báo này phát ra một yêu cầu làm ngắt chu trình thăm dò để xử lý báo động ngay lập tức.

Hệ thống với hàng trăm điểm sẽ phản hồi các báo động trong khoảng thời gian rất ngắn giống như đối với hệ thống nhỏ chỉ với rất ít điểm.

Lưu ý về hệ thống báo cháy địa chỉ Analoge có thể sử dụng giao thức kỹ thuật số

Để tránh nhầm lẫn chúng ta cần phân biệt giữa hệ thống báo cháy địa chỉ (không analoge) với hệ thống báo cháy analog như sau:

• Với hệ thống báo cháy địa chỉ (không analoge), khi đầu báo phát hiện cháy nó sẽ phát tín hiệu cháy về trung tâm điều khiển để báo động. Như vậy trạng thái/ngưỡng báo động được xác định bởi các đầu báo.

• Còn với hệ thống báo cháy analog các đầu dò gửi giá trị thông tin về trung tâm báo cháy tương ứng với lượng khói hoặc nhiệt mà các đầu dò cảm nhận được theo những giá trị bất kỳ liên tục (giá trị analog). Trung tâm điều khiển dựa trên các thông tin này để xử lý, quyết định báo động hay không.

Như vậy trong hệ thống báo cháy analog, vai trò của đầu dò là phát hiện và truyền thông tin còn thông tin đó có được chuyển thành trạng thái báo động hay không thì phụ thuộc vào việc thiết lập thông số trên trung tâm điều khiển. Chính vì vậy các thiết bị phát hiện cháy ở hệ thống analog được gọi là đầu dò (sensor) chứ không gọi là đầu báo (detector).

Trung tâm báo cháy địa chỉ analog có một số tính năng nâng cao mà một số hệ thống địa chỉ không có:

– Bù trôi / Cảnh báo bảo trì.

– Độ nhạy của đầu dò có thể điều chỉnh được.

– Điều chỉnh độ nhạy của đầu dò theo Ngày/Đêm.