Đầu báo khói ion hóa và đầu báo khói quang có những đặc điểm gì?

Đầu báo khói quangđầu báo khói ion hóa là 2 mấu đầu báo cháy được con người chế tạo dựa trên những đặc tính chất vật lý của đám cháy hay xảy ra để có thể nhận được cảnh báo một cách nhanh nhất khi lắp đặt. Đây là sự phân loại dựa trên cảm biến của mỗi đầu báo được các nhà sản xuất thiết bị báo cháy hiện nay. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc điểm xung quanh của 2 loại đầu báo này để xác định được đâu là sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu lắp đặt của bạn.

Đầu báo khói ion hóa và đầu báo khói quang có những đặc điểm gì?

Đầu báo khói quang hoạt động theo nguyên lý hấp thụ ánh sáng

Dựa theo nguyên lý phân tán và hấp thu ánh sáng bới những phần tử khói khi ánh sáng truyền không khí.

Để ngăn không cho đầu thu tiếp cận được với ánh sáng phát ra từ nguồn sáng thì phải có một buồng tối gồm các vách ngăn được xếp theo hình zíc zắc. Khi không có những phân tử khói lọt vào buồng tối thì những tia sáng có thể thu được 1 phần nhỏ ánh sáng được phát ra từ nguồn sáng.

Khi điện trở nội của đầu thu bị giảm đi tương ứng với số lượng các phân tử khói lọt vào và khi giảm đến số nhất định thì đầu báo khói quang điện sẽ gửi tín hiệu và trung tâm báo cháy để xử lý.

Đầu báo khói quang hoạt động dựa trên nguyên lý phân tán nên thời gian sử dụng có thể lên tới hàng chục năm, độ an toàn cao và rất dễ sửa chữa. Khả năng phát hiện cháy nổ  chỉ đứng sau đầu báo ion.

Nhược điểm duy nhất của đầu báo quang đó là chúng chỉ phát hiện được những loại khói có kích thước tương đối cao mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Đối với những loại khói nhỏ hơn thì đầu báo cháy quang không thể phát hiện ra được.

Đầu báo khói ion có khả năng hiệu ứng dẫn điện tốt

Đầu báo khói ion được chế tạo theo hiệu ứng dẫn điện của không khí khi bị ion hóa, sử dụng ra một luồng ion để phát hiện ra khói. Cấu tạo của đầu báo ion bao gồm một buồng ion có chứa 1  ít lượng chất phóng xạ và được chia ra làm 2 ngăn. Ngăn 1 được đóng kín và che chắn rất cẩn thận sẽ không để cho khói lọt vào được gọi là ngăn mẫu. Ngăn 2 để hở và tiếp xúc với mội trường không khí ở xung quanh được gọi là ngăn phân tích.

Tia Alpha được phát ra từ nguồn phóng xạ sẽ làm cho ion hóa những phân tử không khí ở bên trong buồng đốt. Trường hợp khi điện áp một chiều được đặt lên trên các điện cực của buồng ion, giữa các cực đã xuất hiện dòng điện.

Như bình thường thì dòng điện sẽ cân bằng mẫu phân tích, nhưng khi có sự cố xảy ra thì phần tử khói sẽ lọt vào ngăn phân tích. Lúc này, các ion trong này sẽ kết hợp với những phân tử khói và trở lên nặng hơn đồng nghĩa với việc dịch chuyển chậm hơn dẫn tới dòng điện ở ngăn phân tích bị giảm. Khi sự chênh lệch bị giảm tới mức nhất định thì đầu báo khói sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.

Tia Alpha là tia phòng xạ có khả năng ion hóa phân tử lớn, bởi vậy đầu báo cháy ion là loại đầu báo nhạy nhất trong những đầu báo cháy bán trên thị trường. Khi đó nó sẽ phát hiện ra loại khói mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Quá trình thời gian sử dụng được phụ thuộc vào lượng phóng xạ trong buông ion, bình thường có thể sử dụng từ 3 đến 5 năm.

Nhược điểm của đầu báo này là do sử dụng chất phóng xạ nên điều này sẽ ảnh hưởng tới môi trường và việc bảo trì phải do các cơ sở có đầy đủ điều kiện về độ an toàn phóng xạ. Chính vì vậy mà một số hãng trên thế giới đã ngừng việc sản xuất loại báo khói này.

Đầu báo khói ion có độ nhạy cao trong giai đoạn cháy rực (khói không nhìn thấy) hơn so với đầu báo khói quang, trong khi đầu báo khói quang lại phát hiện tốt những đám cháy trong giai đoạn đầu âm ỉ. Tuy nhiên đầu báo ion có giá thành sản xuất rẻ hơn so với đầu báo khói quang, nhưng dễ gây ra hiện tượng báo giả, nó chỉ thích hợp với đám cháy có các hạt khói quá nhỏ bé (khói không nhìn thấy được).