Đầu báo cháy là một trong những thiết bị quan trọng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sử dụng hệ thống báo cháy, nhiệm vụ của nó rất quan trọng để có thể đảm bảo việc cảnh báo được sớm và chính xác nhất. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn phải chọn những đầu báo cháy khác nhau trong vô vàng chủng loại của nó. Vậy làm sao để phân biệt và chọn lựa được sản phẩm ứng ý nhất. Những các phân loại đầu báo cháy của chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn.
Có mấy cách phân loại đầu báo cháy hiện nay
Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật: gồm có 2 loại
– Đầu báo khói thường: Thường dùng cho hệ thống báo cháy theo vùng.
– Đầu báo khói địa chỉ: Thường dùng cho hệ thống báo cháy địa chỉ.
Phân loại theo chế độ hoạt động: gồm có 3 loại
– Đầu báo cháy cực đại.
– Đầu báo cháy vi sai.
– Đầu báo cháy cực đại – vi sai.
Bài viết liên quan:
- Các lưu ý cần nắm khi chọn lựa đầu báo cháy báo khói thông minh
- Đầu báo cháy không dây hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản nào
- Đầu báo cháy Hochiki làm việc như thế nào?
Theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy : chia thành 4 loại
– Đầu báo cháy nhiệt: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của yếu tố nhiệt độ.
– Đầu báo cháy khói: Hoạt động dựa trên sự biến đổi nồng độ khói.
– Đầu báo cháy lửa: Nhạy cảm với ánh sáng (ánh lửa).
– Đầu báo cháy hỗn hợp: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của 2 trong 3 yếu tố trên.
Phân loại theo điều kiện cung cấp năng lượng: chia thành 2 loại
– Đầu báo cháy chủ động: Không cần cung cấp năng lượng cho đầu báo, nó vẫn hoạt động.
– Đầu báo cháy thụ động: Thường xuyên phải cung cấp năng lượng cho đầu báo.
Sơ lược cấu tạo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy
Cấu tạo
Tùy thuộc vào từng loại đầu báo cháy, vào nguyên lý làm việc, mà các đầu báo cháy có cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung đầu báo cháy bao gồm các bộ phận sau đây:
– Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận quan trọng nhất của đầu báo cháy. Nó cảm nhận được sự thay đổi của các yếu tố môi trường và biến đổi sự thay đổi đó thành dạng tín hiệu điện khi các yếu tố này đạt đến 1 giá trị thích hợp đã được cài đặt sẵn. Với mỗi loại đầu báo cháy khác nhau thì bộ phận cảm biến là khác nhau.
– Bộ phận mạch tín hiệu: là một mạch điện tử có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ bộ phận cảm biến ra ngoài thiết bị truyền dẫn.
– Vỏ – đế: là bộ phận bảo vệ và cố định đầu báo cháy ở khu vực cần bảo vệ.
Nguyên lý hoạt động chung
Thông thường đầu phát và đầu thu hồng ngoại được gắn ở trên tường, cột cách nhau từ 5 đến 100m trên cùng một trục thẳng. Bình thường đầu phát luôn tạo ra một chùm tia hồng ngoại theo phương thẳng góc với trục của đầu báo, chùm tia hồng ngoại này luôn được hướng về phía đầu thu. Dưới tác dụng của chùm tia này, phần mạch điện tử đầu thu sóng hồng ngoại luôn luôn làm việc (tương đương công tắc điện tử ở trạng thái đóng), trung tâm báo cháy không phát ra tín hiệu báo cháy.
Khi có cháy xảy ra, đám cháy sẽ tạo ra rất nhiều hạt khói, nồng độ khói xuất hiện và tăng ở khoảng không gian giữa hai đầu phát và đầu thu làm cho số lượng tia hồng ngoại đi từ đầu phát đến đầu thu giảm dần. Khi nồng độ khói của môi trường đặt giữa đầu thu và đầu phát đạt giá trị ngưỡng làm việc của đầu báo khói tia chiếu (giá trị ngưỡng nồng độ khói này do nhà sản xuất và người lắp đặt quy định) thì số lượng tia hồng ngoại giảm đến mức đủ nhỏ để khởi động đầu thu làm việc (tương đương với công tắc điện tử ở trạng thái mở). Sự thay đổi này sẽ dẫn tới kích thích trung tâm báo cháy làm việc.
Mỗi loại đầu báo khói kiểu tia chiếu (của các hãng sản xuất khác nhau) sẽ được kết nối với một số trung tâm báo cháy nhất định.
Trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy, tất cả các bộ phận, chi tiết phải có sự kết nối hài hòa với nhau. Để tạo nên hiệu quả làm việc xuất sắc nhất. Đầu báo cháy được xem là một thiết bị không thể thiếu để truyền cảnh báo cho trung tâm để kích chuông hoạt động. Từ đó người quản lý có thể kịp thời xác nhận được vị trí xảy ra sự cố để đưa ra biện pháp giải quyết hỏa hoạn triệt để.