Đầu báo cháy Hochiki làm việc như thế nào ?

Đầu báo cháy Hochiki là một trong những loại đầu báo được ghi nhận bán chạy nhất trong khoản thời gian gần đây. Khi mà thời gian gần đây các vụ cháy thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người. Nhu cầu lắp đặt thiết bị an ninh cảnh báo hỏa hoạn ngày càng tăng cao. Với những ưu điểm khi sử dụng của mình mà thiết bị này đã chiếm được lòng ưu ái của rất nhiều khách hàng. Cùng hochiki-fire.com.vn hôm nay tìm hiểu xem nó hoạt động như thế nào nhé!

Đầu báo cháy Hochiki làm việc như thế nào?

Nguyên lí làm việc của đầu báo cháy Hochiki

– Bình thường khi không cháy (không có ánh sáng phù hợp) thì không có hiện tượng phát xạ điện tử, nên không có tín hiệu ra.

– Khi xảy ra cháy (có ngọn lửa) thò ánh sáng hồng ngoại hoặc tử ngoại sẽ kích thích Katốt phát xạ ra các electron. Các điện tử này chạy về Anốt tạo thành tín hiệu truyền về trung tâm báo cháy.

Các đầu báo cháy Hochiki chuyên dụng

1. Đầu báo khói độ nhạy siêu cao VESDA

VESDA loại đầu báo khói có độ nhạy siêu cao được sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ Laser nên có nhiều tính năng ưu việt. Ngưỡng làm việc của VESDA có thể điều chỉnh trong dải từ 0.005%/m đến 20%/m, nên có thể ứng dụng lắp đặt cho cả các khu vực rất sạch (các buồng sản xuất thiết bị y tế, vắcxin, khu vực sản xuất các thiết bị đồ điện tử, vi mạch, chất bán dẫn…) và cả các khu vực có độ bụi lớn (các xưởng sản xuất, kho chứa hàng…). Đặc biệt, nó có thể phù hợp cho cả môi trường khắc nghiệt như: các phòng đông lạnh tới -20°C, các khu vực có môi trường điện từ trường rất mạnh hay nơi có tốc độ gió lớn…

VESDA bao gồm 3 loại: VESDA Laser Compact, VESDA laser Plus và VESDA laser Scaner.

Các đầu báo được thiết kế theo kiểu mođul, mỗi đầu báo đều bao gồm các bộ phận sau:

– Ống góp (manifold): Dùng để lấy mẫu không khí trong khu vực bảo vệ thông qua hệ thống đường ống lấy mẫu (System pipe work) để đưa về phân tích. Ống góp của VESDA có thể gồm loại 4 ống với DESVA Laser Plus, VESDA Laser Scaner và loại 2 ống với VESDA Laser Compact. Tùy theo mỗi loại VESDA mà chiều dài đường ống lấy mẫu không khí cho phép khác nhau. Điểm quan trọng nhất trong quá trình thiết kế hệ thống VESDA là tính toán, bố trí hệ thống đường ống lấy mẫu. Mấu chốt của vấn đề là phương pháp, vị trí lắp đặt, số lượng, đường kính của các lỗ hút không khí lấy mẫu, phương án bố trí trong các môi trường đặc biệt (như: môi trường có tốc độ gió lớn, các phòng lạnh, các phòng có yêu cầu đặc biệt về an toàn…).

– Quạt hút (Aspirator): Có nhiệm vụ tạo ra sự chênh lệch áp suât ở bên trong và bên ngoài ống lấy mẫu để kéo không khí từ khu vực bảo vệ vào đầu báo cháy thường Hochiki để phân tích. Tốc độ quạt hút có thể điều chỉnh từ 3000-4200 vòng/ phút (tương đương với số ống hút của ống góp 1 hay 4) để đảm bảo lưu lượng dòng khí không nhỏ hơn 20 1/ph/1 ống.

– Riêng VESDA Laser Compact thì tốc độ quạt hút là cố định 3420 vòng/ phút với lưu lượng dòng khí không nhỏ hơn 15 1/ph/1 ống. Tuổi thọ của quạt hút có thể đạt tới 10-15 năm.

– Bộ lọc khí (Air Filter): Dùng lọc các hạt bụi có trong không khí lấy mẫu để hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường tới sự làm việc của đầu báo. Bộ lọc khí trong VESDA gồm 2 phần: bộ lọc 1, bộ lọc này có thể lọc được các hạt bụi có kích thước 20mm. Không khí qua bộ lọc 1 được chia làm 2 phần. Phần 1: gồm 10% lượng khí sẽ được đưa tới buồng Laser để phân tích. Phần 2: gồm 90% lượng khí sẽ được đưa tới bộ lọc 2 để lọc các phần tử bụi có kích thước 0.3mm, sau đó bơm vào buồng Laser để đẩy bụi lắng đọng ra ngoài. Nhờ đặc tính này nên trong một thời gian dài mới phải vệ sinh đầu thu Laser (Với môi trường văn phòng thời gian này khoảng 10 năm).

– Buồng Laser: Bao gồm một nguồn phát Laser và hai đầu thu Laser. Không khí từ bộ lọc 1 được đưa vào vùng không gian giữa đầu phát và đầu thu Laser. Các hạt khói sẽ làm tán xạ đường đi của các tia Laser, tùy theo nồng độ khói có trong không khí lấy mẫu mà lượng tia Laser đến đầu thu sẽ khác nhau, nhờ có đầu báo VESDA có thể tự động chuyển sang các trạng thái làm việc tương ứng (gồm 4 trạng thái chính: Alect, Action, Pre-Alarm, Alarm).

Một số đặc tính kỹ thuật quan trọng của các đầu báo VESDA:

– Dải ngưỡng làm việc: có thể thay đổi từ 0.005%/m đến 20%/m.

– Cho phép đặt ở chế độ tự động chuyển đổi ngưỡng cho ngày / đêm và ngày nghỉ ở mức ngưỡng làm việc cao và thấp. Mức ngưỡng dùng cho ban ngày (ở thời điểm đông người làm việc, lượng bụi lớn) sẽ được đặt cao hơn so với mức ngưỡng dùng cho ban đêm hoặc ngày nghỉ (ở các thời điểm ít người, ít bụi).

– Chức năng Auto Learn: Cho phép các VESDA tự động lập biểu đồ khói để theo dõi sự thay đổi nồng độ khói trong khu vực bảo vệ. Từ đó dưa ra mức ngưỡng thích hợp cho ngày và đêm. Thông thường để thực hiện chức năng này, các VESDA cần tối thiểu 2 tuần để phân tích. Mức ngưỡng cài đặt sẵn cho ban ngày là 0.08%/m, ban đêm 0.04%/m.

– Ưu điểm nổi bật của VESDA là đặc tính phân tích sự gia tăng khói (Smoke change). Sự biến thiên của khói sẽ được phát hiện và cảnh báo mặc dù nồng độ khói chưa đạt tới ngưỡng báo động. Điều này đặc biệt có ý nghĩa để phát hiện các hiện tượng quá tải trong hệ thống cáp, dây dẫn ở các hầm cáp, sàn cáp trong các phòng điều khiển, phòng máy chủ…

– Hiện thị trạng thái: Tình trạng làm việc của các VESDA được hiển thị ngày trên mỗi đầu báo khói Hochiki. Ngoài ra để theo dõi toàn bộ hệ thống, cac VESDA có thể kết nối với các Mođul hiển thị. Mỗi VESDA có thể kết nối tối đa tới 20 Modul hiển thị khác nhau.

– Để lập trình cho đầu báo cháy VESDA ta có thể lập trình thông qua máy tính với VESDA system management software hoặc qua các bộ lập trình bằng tay (Hand held Programer).

– Mạng VESDA (VESDA Net): Các đầu báo VESDA có thể hoạt động độc lập hoặc được nối mạng thành hệ thống. Khi đó mỗi đầu báo là một địa chỉ riêng (một zone). Số lượng thiết bị trên mỗi mạng không quá 250 thiết bị / mạng (thiết bị ở đây có thể là các đầu báo VESDA, các Modul hiển thị, thiết bị giao tiếp máy tính…), việc nối mạng VESDA không chỉ để dễ dàng trong quản lý hệ thống bằng máy tính mà còn cho phép kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống từ xa qua mạng Internet thông qua thiết bị giao diện mạng VHX-0200 (High level interface).

2. Cáp báo cháy nhiệt kiểu dây

Nguyên lý làm việc của cáp báo cháy nhiệt

– Bình thường cáp báo cháy nhiệt được lắp đặt để tạo ra trên hệ thống một mạch điện khép kín, hai đầu dây cuối của cáp được lắp đặt một điện trở. Ở chế độ thường trực luôn có một dòng điện chạy trong mạch để kiểm tra sự làm việc của thiết bị. Trong trường hợp xảy ra hiện tượng hở mạch thì hệ thống sẽ chuyển sang chế độ lỗi.

– Khi xảy ra cháy, nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ tác động vào cáp báo cháy nhiệt. Tại vị trí cáo có nhiệt độ đạt tới ngưỡng làm việc thì lớp polymer nhạy cảm nhiệt sẽ bị thay đổi tính chất cách điện thành dẫn điện làm giữa 2 lõi thép xảy ra hiện tượng ngắn mạch và tạo ra tín hiệu báo động lên toàn hệ thống. Đồng thời trên bảng điều khiển sẽ thông báo vị trí xảy ra cháy là khoảng cách từ điểm nối tới điểm làm việc dọc theo chiều dài của cáp.

3. Đầu báo cháy khói kiểu tia chiếu (BEAM)

Ở các khu vực có diện tích rộng, chiều cao lớn việc lắp đặt các đầu báo cháy thông thường gặp nhiều khó khăn cho việc phát hiện cháy do không gian và vùng bảo vệ quá rộng lớn. Vì thế, đầu báo cháy Hochiki kiểu tia chiếu ra đời nhằm đáp ứng được những điều kiện này.

– Cấu tạo: hệ thống gồm một đầu phát phát ra chùm sóng hồng ngoại và một đầu thu hồng ngoại.

– Nguyên lý chung:

– Thông thường đầu phát và đầu thu hồng ngoại được gắn ở trên tường, cột cách nhau từ 5 dến 100m trên cùng một trục thẳng. Bình thường đầu phát luôn tạo ra một chùm tia hồng ngoại theo phương thẳng góc với trục của đầu báo, chùm tia hồng ngoại này luôn được hướng về phía đầu thu. Dưới tác dụng của chùm tia này, phần mạch điện tử đầu thu sóng hồng ngoại luôn luôn làm việc (tương đương công tắc điện tử ở trạng thái đóng), trung tâm báo cháy không phát ra tín hiệu báo cháy.

– Khi có cháy xảy ra, đám cháy sẽ tạo ra rất nhiều hạt khói, nồng độ khói xuất hiện và tăng ở khoảng không gian giữa hai đầu phát và đầu thu làm cho số lượng tia hồng ngoại đi từ đầu phát đến đầu thu giảm dần. Khi nồng độ khói của môi trường đặt giữa đầu thu và đầu phát đạt giá trị ngưỡng làm việc của đầu báo khói tia chiếu (giá trị ngưỡng nồng độ khói này do nhà sản xuất và người lắp đặt quy định) thì số lượng tia hồng ngoại giảm đến mức đủ nhỏ để khởi động đầu thu làm việc (tương đương với công tắc điện tử ở trạng thái mở). Sự thay đổi này sẽ dẫn tới kích thích trung tâm báo cháy làm việc.

– Mỗi loại đầu báo khói kiểu tia chiếu (của các hãng sản xuất khác nhau) sẽ được kết nối với một số trung tâm báo cháy nhất định.

Công tác PCCC ở nước ta đã và đang dần được có sự quan tâm đúng đắn hơn so với trước đây. Vì vậy việc tự mình lựa chọn một sản phẩm tốt chất lượng là điều dễ hiểu, với đầu báo cháy Hochiki chúng tôi tin rằng bạn sẽ có một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn từ giá trị mà nó mang lại khi sử dụng.