Thông thường chúng ta chỉ biết bình chữa cháy là để dập lửa. Đó là điều không phải bàn cãi. Nhưng dập lửa như thế nào cho an toàn và hiệu quả. Sử dụng loại bình nào cho trường hợp nào thì không phải ai cũng biết. Đôi khi dùng sai phương pháp sẽ gây ra cháy nghiêm trọng hơn
Thông thường chúng ta chỉ biết bình chữa cháy là để dập lửa. Đó là điều không phải bàn cãi. Nhưng dập lửa như thế nào cho an toàn và hiệu quả. Sử dụng loại bình nào cho trường hợp nào thì không phải ai cũng biết. Đôi khi dùng sai phương pháp sẽ gây ra cháy nghiêm trọng hơn.
Bảng so sánh nhanh phân biệt bình chữa cháy CO2 và bình bột
Bảng so sánh bình chữa cháy CO2 và bình bột dựa trên các thuộc tính quan trọng như chất chữa cháy, ứng dụng, tính năng môi trường, cách sử dụng, an toàn, và ký hiệu trên bình.
Thuộc Tính | Bình Chữa Cháy CO2 | Bình Chữa Cháy Bột |
---|---|---|
Chất Chữa Cháy | Khí CO2 | Bột NaHCO3 và khí N2 |
Thiết Bị Đo | Không có đồng hồ đo, vòi phun to dạng loa | Có đồng hồ đo trên đầu, vòi phun nhỏ bằng ngón chân cái |
Ứng Dụng | Dùng được cho nhiều đám cháy, kể cả thiết bị điện tử | Dùng để chữa đám cháy rắn, lỏng, khí. Không phù hợp với đám cháy thiết bị điện tử và đám cháy đòi hỏi độ chính xác cao |
Tính Năng Môi Trường | Hạn chế với môi trường có gió vì gió có thể làm khuyếch tán chất chữa cháy | Có thể phát huy hết tính năng chữa cháy ngay cả trong môi trường có gió |
Cách Sử Dụng | Chỉ cần xốc nhẹ, không cần thiết đảo đầu | Khi sử dụng cần lắc hoặc đảo đầu 1-2 lần để đảm bảo chất chữa cháy không bị tắc khi phun |
An Toàn | Có thể gây bỏng nếu chạm vào phần kim loại | Không gây bỏng |
Ký Hiệu | MT và khối lượng bình đi kèm | MFZ, MFZL, BC, ABC và khối lượng bình đi kèm |
Cách phân biệt bình bột và bình CO2 chi tiết
Trong bài viết này mình sẽ không nói nhiều về vấn đề kỹ thuật. Chỉ phân biệt một cách đơn giản để ai cũng có thể hiểu được và nhớ được.
Nói sơ qua bình bột là bình chứa NaHCO3, dùng khí đẩy N2 để đẩy bột ra. Bình CO2 thì chứa khí CO2.
Cách phân biệt đơn giản mà chính xác nhất là bình bột thì có đồng hồ đo trên đầu và vòi phun thì nhỏ chỉ cỡ ngón chân cái. Bình CO2 ngược lại không có đồng hồ đo, vòi phun lớn và dài khoảng 0.4m nhìn như chiếc loa.
Ứng dụng của bình chữa cháy bột & CO2
Bình bột: Dập được nhiều loại đám cháy như rắn, lỏng, khí. Đối với các đám cháy thiết bị điện tử, các dụng cụ đo có độ chính xác cao thì bình bột không thích hợp để chữa cháy. Nó vẫn có thể dập tắt lửa nhưng sẽ làm hư hỏng các thiết bị này do có tính muối. Nó sẽ làm rỉ sét và ăn mòn các thiết bị này. Nắm được cách phân biệt bình chữa cháy CO2 và bình bột sẽ giúp bạn ứng dụng lựa chọn thiết bị chữa cháy phù hợp.
Bình chữa cháy khí CO2: có thể dùng cho nhiều trường hợp kể cả các thiết bị điện tử, thiết bị có độ chính xác cao. Tuy nhiên nó có các hạn chế như dùng nơi gió nhiều sẽ kém hiệu quả hơn vì CO2 mau khuếch tán ra ngoài, giảm hiệu quả dập lửa. Dùng cho các đám cháy than hay kim loại cũng ko thích hợp vì CO2 tác dụng với C tạo ra CO là khí độc.
Ngoài bình chữa cháy, chúng ta còn có nhiều cách chữa cháy khác như: dùng nước, đất cát, chăn chiên chữa cháy được nhúng qua nước,…tùy theo loại vật liệu bị cháy mà dùng cho thích hợp.
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay dạng bột & bình khí co2
– Chuyển bình tới gần địa điểm cháy.
– Lắc vài lần.
– Giật chốt hãm kẹp chì.
Giật chốt hãm kẹp chì trước khi sử dụng bình chữa cháy
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào giữa ngọn lửa.
– Giữ bình ở khoảng cách 1,5 – 4m tuỳ loại bình, 1 tay cầm vào vòi phun của bình (bình CO2, chỉ nắm phần tay cầm bằng nhựa).
– Bóp van để bột hoặc khí phun ra.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và để loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Công dụng của từng loại bình chữa cháy
Vài điều về chốt an toàn của bình chữa cháy
Ngoài phân biệt bình chữa cháy CO2 và bình bột thì chốt an toàn của 2 loại bình này cũng có nhiều điểm thú vị. Cũng có khá nhiều trường hợp có bình chữa cháy trong tay mà không biết cách sử dụng dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Nên tôi xin nói rõ vấn đề chốt an toàn một chút cho các bạn chưa có dịp sử dụng nắm rõ hơn.
Chốt hãm hay chốt an toàn thường dùng cho loại bình dùng van bóp (tạm gọi là van mỏ vịt). Nó được xỏ xuyên qua 2 thanh van nên bình thường không thể bóp xịt được. Một đầu sẽ có nẹp 1 miếng chì nhỏ giống như của đồng hồ điện. Khi chúng ta thấy bình chữa cháy còn chốt hãm này và nẹp chì thì mình biết là bình chưa sử dụng lần nào. Đó cũng chính là “cam kết hàng mới” của nhà cung cấp dành cho người dùng. Để chữa cháy thì chúng ta bắt buộc phải rút cái chốt này ra trước. Xỏ ngón tay vào như hình và rút ra thôi, rất nhẹ nhàng không có khó khăn gì.
Người tiêu dùng cần chọn bình chữa cháy có trọng lượng vừa sức, để mọi thành viên trong gia đình đều có thể sử dụng dễ dàng. Bình chữa cháy nên được đặt ở nơi dễ nhìn thấy, không ẩm ướt. Nhớ đi bảo dưỡng bình chữa cháy định kỳ 1 năm/lần. Đối với bình chữa cháy dạng khí CO2, người dùng có thể tự kiểm tra được bằng cách sử dụng cân. Nếu thấy bình mất đi khoảng 20% trọng lượng, thì cần phải đưa đi kiểm tra ngay.
Bình bột thì cần kiểm tra đồng hồ gắn trên bình. Nếu kim chỉ vào vạch đỏ, là bình đã mất đi áp lực, phải kiểm tra ngay, còn vẫn ở vạch xanh là bình vẫn còn sử dụng tốt. Nếu bình đang ở vạch vàng là bị tăng áp lực, do để ở nơi có nhiệt độ cao như bếp, ngoài trời nắng, nên cần dời bình đến chỗ mát, làm giảm áp lực về vạch xanh.
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy:
- Phạm vi phun tối đa của bình là 4m. Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng một chỗ.
- Nếu đã rút chốt và sử dụng, bình sẽ nhanh bị tụt áp và lúc này phải đi nạp lại. Với bình bột thì chúng ta kiểm tra đồng hồ đo áp suất của bình, nếu kim chỉ vạch đỏ, hoặc gần vạch đỏ thì phải nạp lại. Với bình CO2 thì có thể đoán qua khối lượng bình, hoặc đơn giản & hiệu quả nhất là đặt lên bàn cân để kiểm tra trọng lượng khí còn trong bình. Với bình CO2 MT3, trọng lượng khí là 3kg + vỏ ~8,5kg = 11,5kg, dùng phương pháp loại trừ để biết số lượng khí còn trong bình. Với bình CO2 MT5, trọng lượng khí là 5kg + vỏ ~9,5kg = 14,5kg, dùng phương pháp loại trừ để biết số lượng khí còn trong bình.
- Bình CO2 dùng để chữa cháy điện (điện hạ thế, trung thế và cao thế).
- Bình CO2 không chữa được đám cháy từ kim loại, và một số chất giầu oxy.
- Bảo quản bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55*C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá…, thì phải sửa chữa, thay thế để đảm bảo bình có thể hoạt động hiệu quả khi có sự cố xảy ra.
- Nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới bình chữa cháy nếu đã sử dụng được 3 – 4 năm, hoặc khi thấy có hiện tượng gỉ sét trên bình để đảm bảo an toàn cho con người.