Các bước trong thiết kế hệ thống báo cháy mà bạn cần biết

Hệ thống báo cháy (HTBC) có hoạt động được ổn định và lâu dài hay không thì đều nhờ một phần không nhỏ ngay từ khâu thiết kế. Việc thiết kế HTBC đúng chuẩn với nhu cầu sử dụng có một ý nghĩa to lớn và quan trọng, để bạn có thể phát huy được tối đa sức mạnh của hệ thống này, cũng như mang lại những lợi ích phù hợp với chi phí đã bỏ ra. Dưới đây là các bước thiết kế hệ thống báo cháy mà bạn cần biết từ những tổng hợp của chúng tôi muốn gửi đến bạn.

Các bước trong thiết kế hệ thống báo cháy mà bạn cần biết

Bước 1 : Xác định loại báo cháy nào là phù hợp

Báo cháy theo zone hoặc theo địa chỉ

  • Báo cháy theo zone: Quản lý vùng cháy theo khu vực tín hiệu báo cháy cho 1 zone. ; Không quy định cụ thể đầu báo cháy nào tác động (Thường áp dụng trong các phân lhu sản xuất trong nhà máy; Các khu vực công cộng có diện tích lớn, không phải các phòng chức năng).
  • Báo cháy theo địa chỉ: Quản lý vùng cháy theo điểm; vùng báo cháy được xác định cụ thể (Thường áp dụng chủ yếu: Khu văn phòng, khu chung cư; Khu sản xuất có nhiều phòng chức năng nhỏ).

19

Trong bước này bạn cần đảm bảo tuân thủ theo quy trình sau:

1. Kiểm tra bản vẽ thiết kế hệ thống báo cháy, lên phương án lắp đặt hệ thống.

2. Tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy theo yêu cầu.

3. Lập trình cho hệ thống báo cháy.

4. Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống báo cháy.

Bước 2 : Xác định đầu báo cháy sẽ sử dụng

Đầu báo cháy thường được chia làm 3 loại là đầu báo khói, đầu báo nhiệt và đầu báo tia lửa. Tùy vào từng dự án, khu vực mà kỹ sư lựa chọn các loại đầu báo thích hợp với khu vực đó.

Đầu báo cháy là các thiết bị nhạy cảm với các sự cố cháy như: phát sinh khói, gia tăng nhiệt độ, phát sáng của tia lửa. Chúng có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền thông tin đó về tủ điều khiển trung tâm.

Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy

Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được thiết kế và các đặc tính kỹ thuật nêu ra trong bảng 1. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự động phải căn cứ vào tính chất của các chất cháy, đặc điểm của môi trường bảo vệ, và theo tính chất của cơ sở theo qui định ở phụ lục A.

Đặc tính kỹ thuật

Đầu báo cháy nhiệt

Đầu báo cháy khói

Đầu báo lửa

Thời gian tác động

Không lớn hơn 120 giây

Không lớn hơn 30 giây

Không lớn hơn 5 giây

Ngưỡng tác động

400C ÷ 1700C

Sự gia tăng nhiệt độ trên 50C/phút

Độ che mờ do khói *:

từ 5 đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường

từ 20 đến 70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu

Ngọn lửa trần cao 15mm cách đầu báo cháy 3m

Độ ẩm không khí tại nơi đặt đầu báo cháyKhông lớn hơn 98%Không lớn hơn 98%Không lớn hơn 98%
Nhiệt độ làm việc.Từ -100C đến 1700CTừ -100C đến + 500CTừ -100C đến + 500C
Diện tích bảo vệTừ 15m2 đến 50m2Lớn hơn 50m2 đến 100m2 **Hình chóp có góc 1200, chiều cao từ 3m đến 7m.

Bài viết liên quan:

Bạn có thể xem bài viết dưới đây để có thể lựa chọn được cho mình một phương án lắp đặt tối ưu nhất

Bước 3: Bố trí thiết bị trong hệ thống, đi dây và chọn tủ báo cháy trung tâm

  • Cần hiểu rõ thông số của các thiết bị đã chọn lựa để bố trí, lắp đặt hợp lý.
  • Đi dây theo yêu cầu của khách hàng, tư vấn đúng kỹ thuật tránh lãng phí.
  • Lựa chọn tủ trung tâm phù hợp để có thể quản lý tối ưu thiết bị trong hệ thống.

Trên đây là các bước trong thiết kế hệ thống báo cháy mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong chuyên mục hôm nay để bạn có thể hiểu thêm về việc chọn lựa cũng như lắp đặt hệ thống này cho nhu cầu sử dụng của mình. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để có thể cập nhật những thông tin bổ ích khác về các thiết bị báo cháy khác nhé!