Trong quá trình thiết kế hệ thống chữa cháy thì việc sử dụng tối thiểu các thiết bị là điều cần thiết. Vì vậy mà bạn có thể thấy hệ thống sử dụng bọt Foam chữa cháy hiện nay đang được sử dụng khá rộng rãi. Hệ thống này có ưu điểm giúp bạn giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng khác ngoài hệ thống chữa cháy, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại…
Bọt Foam chữa cháy là gì?
Foam là một loại bột chữa cháy được cấu tạo bởi ba thành phần chính là nước, bọt cô đặc và không khí tác dụng với nhau tạo loại bọt chữa cháy được sử dụng rộng rãi.
Bình chữa cháy dạng bọt foam là một dạng bình được sử dụng chữa cháy. Loại bình này có chứa dung dịch tạo bọt và nó có tính bền. Sau quá trình cô đặc, bọt và nước sẽ được trộn cùng nhau để tạo thành một dung dịch và đó chính là dung dịch foam. Sau đó bọt này được hòa chung với không khí trong điều kiện tiêu chuẩn để sử dụng trong PCCC.
– Hiện nay có 2 loại bọt thông dụng thường hay được sử dụng đó là:
- Foam AFFF là loại bọt tạo ra một màn sương phủ lên bề mặt có Hidrocarbon.
- Foam ARC là loại bọt tạo ra một màn nhầy phủ lên bề mặt không hòa tan.
Cấu tạo của bình chữa cháy dạng bọt foam
Loại bình chữa cháy dạng bọt foam này được ưu tiên sử dụng bởi:
– Thiết kế nhỏ, gọn, tiện lợi trong nhiều trường hợp.
– Ngoài ra bình này còn có thể sử dụng khi đối mặt với bọn trộm cướp. Bạn có thể dùng bọt này để xịt thẳng vào mặt của người đó để đánh lạc hướng chúng. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng bởi hệ thống chữa cháy bọt Foam sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người đọc.
– Vỏ bình chữa cháy được làm bằng inox. Đó là nguyên liệu giúp chống gỉ tốt.
– Khi nếu đám cháy lớn và không dập tắt được thì bạn có thể xịt vào người, chạy khỏi đám cháy bởi nó không ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Tem dán trên mặt bình là tem phản quang và nó có thể giúp chúng ta nhận biết được tình trạng của bình. Dẫu đó là môi trường thiếu sáng thì người dùng vẫn có thể xem được.
– Sử dụng nhiều lần.
– Thời gian sử dụng: 4 năm.
– Tái sử dụng thông qua cách nạp lại bình khi hết.
Ưu nhược điểm của bình chữa cháy bọt Foam
Ưu điểm
– Không gây độc hại cho người sử dụng.
– Không gây hư hại cho hầu hết các vật liệu.
– An toàn kể cả khi vô tình sử dụng trên các đám cháy điện (mặc dù điều này không được khuyến khích),
– Trọng lượng nhẹ hơn so với bình chữa cháy nước tương đương.
Nhược điểm
– Có thể làm hỏng các thiết bị điện.
– Nguy hiểm nếu sử dụng trên lửa nấu ăn hoặc lửa gas dễ cháy.
Phân loại bình chữa cháy dạng bọt foam phổ biến nhất hiện nay
Với những công dụng của mình, loại bình chữa cháy này được cải tiến với các dạng khác nhau. Đặc biệt là 3 dạng dưới đây:
– Bọt Foam AFFF:
Đây là loại bọt được sử dụng và phun ra trên diện rộng bởi nó có thể tới 50L bọt foam được nén. Và nó được phun ra như một lớp sương mỏng.
– Bọt Foam ARC ( Bình chữa cháy foam 9 lít )
thường được nén trong các loại bình có dung tích 9L. Khi có đám cháy và bạn sử dụng loại bình này sẽ giúp tạo ra màng nhầy ở trên chính bề mặt đang cháy.
– Bọt mini Foam: ( Bình chữa cháy foam 1.3 lít )
Loại bình này giá thành khá rẻ và bạn có thể sử dụng trong xe hơi hoặc gia đình của mình. Đặc biệt với loại bình này sẽ phun ra và bọt sẽ bốc hơi luôn sẽ không gây độc hại. Chính vì vậy nó rất thân thiện với môi trường.
Ứng dụng của bọt chữa cháy Foam
– Bọt foam độ nở cao : được sử dụng trong không gian kín, như là tầng hầm hoặc phòng chứa máy bay.
– Còn nếu có độ nở thấp được sử dụng trong trường hợp cháy lan.
– Bọt foam chữa cháy AFFF được sử dụng tốt nhất trong trường hợp cháy tràn nhiên liệu máy bay phản lực.
– Bọt (foam) FFFP được dùng trong các trường hợp nhiên liệu cháy có thể hình thành lên các hố sâu hơn,
– Bọt AR-FP thích hợp cho cháy do cồn.
Bọt foam bao gồm: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí để tạo ra một loại bọt chữa cháy đặc biệt. Với ưu điểm nổi bật bọt Foam chữa cháy có thể dập tắt đám cháy từ 3-5m2 và khả năng phun xa sẽ đạt khoảng 3-3.5m. Và thời gian phun của bình sẽ ở khoảng 12-15s. Đây sẽ là một thiết bị chữa cháy hiệu quả không thể thiếu cho mỗi công trình.