Thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ những chú ý cần quan tâm

Nhiệm vụ của hệ thống báo cháy địa chỉ là đảm bảo cảnh báo chính xác vị trí nơi có đám cháy xảy ra để người quan lý có thể kịp thời đưa ra phương án xử lý phù hợp. Để làm được điều này ngay từ khâu khảo sát và thiết kết bạn phải tuần thủ một số chú ý đặc biệt để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là phần thiết kế cho hệ thống này cũng như những chú ý cần phải quan tâm nếu bạn muốn hệ thống của mình hoạt động ổn định.

Thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ những chú ý cần quan tâm

Số địa chỉ tối đa trên 1 loop:

127 của Hochiki, 198 Notifer N6000, 200 Cooper… tuy nhiên số tối đa này đòi hỏi một điều kiện lý tưởng như: Về độ dài đường dây, chất lượng dây, môi trường ít can nhiễu hoặc dây phải được xoắn và bọc chống nhiễu. Các điểm nối trong hộp đấu dấy hoặc trong các thiết bị đảm bảo tiếp xúc tốt, chắc chắn không có suy hao dòng điện trên các điểm nối. Đây là một điểm lưu ý quan trọng trong thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ hiện nay.

Trong điều kiện Việt Nam các điều kiện lý tưởng đó là khó đạt được, nên theo kinh nghiệm chúng tôi khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 70% số địa chỉ tối đa/ loop. Điều này có thể làm tăng số loop của dự án (tăng chi phí thiết bị), nhưng là sự hi sinh cần thiết để đổi lấy việc giảm chi phí nhân công trong lắp đặt cân chỉnh hệ thống và đặc biệt là để hệ thống hoạt động ổn định, vì đường dây càng dài, các điểm nối càng nhiều tín hiệu truyền trên đường dây càng bị suy hao và sai lêch (Tín hiệu truyền trên loop là tín hiệu tần số cao), dẫn đến thiết bị và Tủ trung tâm không hiểu nhau sẽ xẩy ra báo giả, báo lỗi…

Bài viết liên quan:

Tiêu chuẩn và yêu cầu khi thiết kế sơ đồ của hệ thống báo cháy địa chỉ

Các bước trong thiết kế hệ thống báo cháy mà bạn cần biết

Đi dây loop theo mạch vòng khép kín ( Stype 7 ) hay mạch hở ( stype 4)

Các hãng đều cho phép đi dây theo 2 loại này thậm chí vừa mạch vòng vừa rẽ nhánh, mỗi phương án đều có ưu điểm riêng.

Ưu điểm của loại mạch vòng là khi đứt dây tại 1 điểm trên loop thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường – đề cao tính liên tục của hệ thống tủ trung tâm báo cháy cũng đưa ra cảnh báo cho người dùng biết và khắc phục.

Nhược điểm là tốn dây và nhân công hơn do phải đi vòng để đảm bảo tính liên tục từ thiết bị nọ sang thiết bị kia và thêm đường hồi về trung tâm.

Ưu điểm của mạch nhánh là: Linh hoạt trong thiết kế, giảm chi phí dây loop và nhân công lắp đặt, đẽ dàng trong việc tìm và khắc phục lỗi…

Nhược điểm: khi bị đứt tại 1 điểm trên loop, thì các thiết bị từ điểm đứt về sau rời khỏi loop, tủ trung tâm sẽ đưa ra danh sách các thiết bị đã rời khỏi loop phải tiến hành khắc phục.

Như vậy, trong thiết kế hệ thống báo cháy cần lưu ý việc sử dụng mạch vòng hay mạch nhánh đều được phép và hệ thống vẫn hoạt động như nhau nếu không xẩy ra đứt dây loop.

Việc sử dụng nguồn phụ

Các hãng đều đã thiết kế bộ nguồn chính kèm theo Tủ trung tâm đủ dùng cho hệ thống, nguồn phụ chỉ cẩn thiết cho các dự án lớn và có nhiều thiết bị tiêu thụ điện như Chuông, Còi, Đèn… Vì vậy khi thiết kế phải biết được công suất (dòng điện) của bộ nguồn chính và công suất tiêu thụ ( Dòng điện) của Chuông, còi,đèn, số lượng Chuông, Còi, Đèn để xem có cần phải trang bị thêm nguồn phụ hay không tránh lãng phí.

Thứ tự và phân bổ loop

Hệ thống địa chỉ cho phép tự do trong thiết kế, tuy nhiên để thuận tiện trong quá trình lắp đặt và sửa chữa, ta nên thiết kế sao cho số thứ tự của loop phải tương ứng với số thứ tự của tầng, một loop nên chạy trên một số nguyên của tầng 1,2,3,.. và liên tục từ thấp lên cao.

Việc sử dụng Modul Cách ly ngắn mạch ( isolate)

Modul cách ly đúng như tên gọi của nó, nó có tác dụng cách ly đoạn mạch nằm giữa 2 Modul cách ly nếu đoạn mạch này bị chập, còn các đoạn mạch còn lai vẫn hoạt động bình thường, ý nghĩa của nó là duy trì hoạt động liên tục càng nhiều thiết bị càng tốt khi có điểm chập trên loop, nó không có ý nghĩa bảo vệ card loop.

Vì bản thân card loop đã có cơ chế cảnh báo và tự bảo vệ, theo khuyến cáo của hãng khi dùng Modul cách ly, thì tối đa 25 thiết bị phải có 1 modul cách ly, điều này sẽ làm tăng chi phí dự án. Đây là yếu tố cần được xem xét khi thiết kế dự án vì modul cách ly chỉ có tác dụng khi xẩy ra chập mạch còn nếu không chập mạch thì có modul cách ly hay không hệ thống vẫn hoạt động như nhau, khi xẩy ra chập mạch Tủ trung tâm vẫn đưa ra cảnh báo để người sử dụng biết và khắc phục.

Lưu ý đến yêu cầu của hãng về dây loop

Như có cần xoắn không, có cần bọc chống nhiễu không, phải cách xa đường điện bao nhiêu… vì hệ thống địa chỉ truyền tín hiệu ở tần số cao dễ bị ảnh hưởng của nhiễu sóng điện từ có trong môi trường.

Sau khi thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ và lắp đặt, để việc cảnh báo của hệ thống được ổn định và lâu dài bạn cần phải có thêm biện pháp kiểm tra bảo dưỡng định kì. Đến với Quốc Nam bạn sẽ được trãi nghiệm những thiết bị chính hãng từ Hochiki với chế độ hậu mãi tốt nhất.