Hướng dẫn sử dụng đấu dây một số nút nhấn khẩn và đế đầu báo cháy cơ bản

Tiếp tục chuyên mục về các thiết bị trong hệ thống báo cháy chữa cháy hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài cách sử dụng cơ bản cho các thiết bị nút nhấn cũng như đế đầu báo cháy cơ bản. Xét về mặt kĩ thuật thì không có quá nhiều thao tác khó khăn với người lần đầu tiên xử dụng. Bạn có thể hình vào hình vẽ và chú ý bài đọc để có được phương án sử dụng thiết bị tốt nhất cho nhu cầu của mình, khá là đơn giản.

Hướng dẫn đấu dây một số nút nhấn khẩn và đế đầu báo cháy cơ bản

Đế đầu báo khói báo nhiệt địa chỉ Hochiki HSB-NSA-6

– Đế đầu báo Hochiki YBN-NSA-4HSB-NSA-6 không phải là thiết bị điện tử, cấu tạo của đế đầu báo đơn giản là các khớp và các chỗ vít đấu dây.

– Một đế đầu báo địa chỉ hoạt động bình thường cho phép ta tháo đầu báo nhưng vẫn giữ cho đường dây tín hiệu thông mạch hoạt động.

– Có khóa chống gỡ đầu báo được thiết kế, khi đã khóa đầu báo, chỉ có thể gỡ ra bằng cách sử dụng vít có đầu vặn phù hợp.

Các tính năng tiêu chuẩn:

– Thích hợp với mọi loại đầu báo cháy (địa chỉ / không địa chỉ) của Hochiki.

– YBN-NSA-4: đế 4 in (không in logo Hochiki).

– HSB-NSA-6: đế 6 in (có in logo Hochiki).

– Đạt tiêu chuẩn UL & ULC.

Bài viết liên quan:

 

Phụ kiện hochiki này có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khu vực cần bảo vệ.

– Trên đế đầu báo có:

+ Chân 1, 2 là chân dương (đấu vào chân S trên module).

+ Chân 3, 4 có thể đấu với đèn hiển thị.

+ Chân 5, 6 là chân âm (đấu vào chân SC trên module).

– Hướng dẫn cách đấu nối dây cho đế đầu báo Horing 

Loại 2 dây: đấu chân 2,4 trong đó chân 2(+), chân 4(-) kết nối với tủ điều khiển.

Loại 4 dây: đấu chân 2,4 trong đó chân 2(+), chân 4(-) , chân 5,6,7 là dạng tiếp điểm NO,NC trong đó chân số 7 là chân chung tùy theo cách lập trình tủ là dạng thường đóng hay thường mở mà ta đấu chân 6,7 hoặc chân 5,7.

– Hướng dẫn cách đấu nối dây cho đế đầu báo khói Questek QT 1422

Đế đầu báo khói Questek QT 1422 có 4 chân theo thứ tự là 1,2,3,4 trong đó chân 1,2 là chân nguồn chân số 1 là chân( + ), chân số 2 là chân( – ).Chân 3,4 là chân tín hiệu ( dạng tiếp điểm NO).

Cách đấu nối nút nhấn khẩn báo cháy

Nút nhấn khẩn cấp loại vuông AH-0217

Nút nhấn khẩn cấp loại vuông AH-0217 được bố trí dọc hành lang và những nơi có cửa ra vào. Khi có cháy xảy ra chỉ cần dùng tay ấn vào tấm kính trên nut nhấn khẩn cấp, kính vỡ thiết bị báo cháy sẽ kích hoạt báo động cháy.

– Công tắc vận hành: 6A 125/250VAC.
– Điện trở: 30mΩ.
– Nhiệt độ môi trường xung quanh: -25 ℃ ~ 85 ℃.
– Kích thước: 88mm (H) x 88mm (W) x 52mm (D).

Đấu chân L(Z+) là chân dương, L(Z-) là chân âm.

Đấu dây nút nhấn khẩn địa chỉ Hochiki

Đấu chân S+ và SC- kết nối tới tủ điều khiển Hochiki.

Một số thiết bị khác cùng loại

Nút nhấn khẩn GST

Đấu chân Z1,Z2 kết nối tới tủ điều khiển.

Ví dụ:

– Nút nhấn khẩn DI-9204E là loại nút nhấn được sử dụng với trung tâm báo cháy địa chỉ GST được thiết kế để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp khi có cháy xảy ra. Là loại nút nhấn không bể kính dễ thao tác thích hợp lắp đặt ở mọi vị trí dễ nhìn thấy nếu có tình huống khẩn cấp cần sử dụng nó.

Việc lắp đặt nút nhấn báo cháy cùng với để cho đầu báo rất đơn giản. Nút nhấn báo cháy có thiết kế dễ dàng cho việc lắp đặt thiết lập và vận hành. Nút nhấn báo cháy có toàn bộ những tính năng của một thiết bị báo cháy có thiết kế điển hình. Chúng thường được gắn hiển thị trong những khu vực chủ chốt của tòa nhà. Đồng thời chúng được kết nối đến hệ thống báo cháy giúp hệ thống luôn đáp ứng các cấu hình cần thiết.