Cấu tạo trụ chữa cháy và những điều được quan tâm

Trụ chữa cháy nằm trong hệ thống chữa cháy, người ta còn gọi là các trụ chứa nước chữa cháy. Trụ chữa cháy thường được bố trí xung quanh khu nhà, các khu dân cư, trục đường giao thông,.. nhà ở để liên kết với các hệ thống chữa cháy trong các công trình bảo vệ an toàn, tránh xa cháy nổ và hạn chế tối đa các vị hỏa hoạn.

Trụ được thiết kế vòi ống to giúp cho khối lượng nước lấy khi cần trở nên dễ dàng hơn, bên cạnh đó trụ chữa cháy cũng được sơn màu đỏ, rất phù hợp với tiêu chuẩn của phòng cháy chữa cháy hiện nay. Trụ chũa cháy là nơi để chứa nước mà mỗi khi đám cháy xảy ra thì người ta lấy nước tại các trụ này để sử sụng cho công tác chũa cháy. Trụ chữa cháy rất hữu dụng đối với đời sống của con người hiện nay.

Việc bảo trì của trụ chữa cháy cũng cần được kiểm tra thường xuyên, trung bình khoảng 6 tháng kiểm tra một lần, việc này sẽ giúp cho trụ đảm bảo hoạt động tốt, tránh tình trạng đến khi có vụ hỏa hoạn xảy ra lại không sử dụng được trụ chữa cháy.

Sự xuất hiện của trụ chữa cháy ở nước ta hiện nay ngày càng phổ biến hơn, do đó việc lắp đặt các hệ thống chữa cháy và trụ chữa cháy là vô cùng cần thiết với mọi công trình. Không chỉ  bảo vệ tài sản mà còn đảm bảo an toàn cho tính mạng mọi người trong gia đình và những người xung quanh. Trước khi xây dựng các công trình cần liên hệ Hochiki-fire.com.vn để được tư vấn về việc lắp đặt thi công công trình phòng cháy chữa cháy cũng như trụ chữa cháy cho phù hợp và không gây những hậu quả không mong muốn về sau.

Cấu tạo trụ chữa cháy và những điều được quan tâm

Cấu tạo của trụ chữa cháy

Trụ chữa cháy được chia làm 2 loại là trụ chữa cháy nổi và trụ chữa cháy ngầm

  • Trụ nổi: là loại trụ chữa cháy mà toàn bộ phần họng trụ được đặt nổi trên mặt đất với chiều cao quy định loại trụ này thường gặp hơn là trụ ngầm.
  • Trụ ngầm:Là loại trụ nước chữa cháy được đặt ngầm toàn bộ dưới mạt đất.Khác với trụ nổi, muốn lấy nước qua trụ ngầm dùng cột lấy nước.

Cột lấy nước chữa cháy: Là thiết bị chuyên dùng được trang bị theo xe chữa cháy dùng nối với trụ ngầm để lấy nước. Cột lấy nước chữa cháy chỉ có 2 họng chờ để cho xe chữa cháy lấy nước trực tiếp qua cột hoặc để lắp vào vòi chữa cháy blaays nước tù xe chữa cháy.

Trụ chữa cháy đúng quy chuẩn

Trên tất cả các trụ cứu hỏa phải được ghi rõ các thông tin như sau:

  • Tên hoặc dấu hiệu hàng hóa của nhà sản xuất:
  • Loại trụ nước
  • Năm sản xuất
  • Số hiệu tiêu chuẩn
  • Nhãn được gắn ở phía sau họng lớn đối với trụ nổi chữa cháy và thân dưới đối với trụ ngầm cứu hỏa

Phần ren để hở và bề mặt các chi tiết kịm loại không sơn phải được bôi mỡ bảo quản

Mỗi trụ nước phải kèm theo tài liệu hướng dẫn lắp đạt và vận hành theo quy định của phụ lục A và B

Bảo quản trụ nơi khô ráo. Phải đóng van khi bảo quản và vận chuyển trụ nước.

Khi vận chuyển, trụ nước phải được đóng gói riêng từng cái và cố định lại thật chắc chắn. Nếu trụ nước được bao gói thành kiện riêng thì không được quá 6 trụ nổi và 10 trụ ngầm.

Vấn đề cần được quan tâm về trụ cứu hỏa

Theo kết quả khảo sát thực tế thì hiệu quả của trụ nước chữa cháy chưa thật sự được xã hội quan tâm đúng mức nên hiệu quả của nó mang lại chưa cao, cụ thể như sau:

Do ý thức chủ quan và thiếu hiểu biết của một số người dân khi không biết về trụ nước chữa cháy có tác dụng như thế nào? Mục đích sửđụng của nó là gì? Và cũng tại vì ý thức chủ quan là mấy khi xảy ra hỏa hoạn không quan tâm không để ý đến…hoặc cố tình vi phạm pháp luật về PCCC trong sử dụng trụ nước chữa cháy. Dẫn đến một số trụ nước chữa cháy theo khảo sát so bộ tại địa bản thuôc tỉnh Kom Tum và cả nước nói chung thì tình trạng này mát các nắp đậy họng ra chữa cháy, Mất trụ chữa cháy hoặc người dân tự ý mở trụ nước chữa cháy  để sủ dụng cho mục đích khác không phải là  dùng để chũa cháy

Người đứng đầu một số cơ sở có  nguy cơ cháy nổ cao như: Chợ, trung tâm thương mại, các cụm công nghiệp …Chưa thường xuyên phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo, đôn đốc trong công tác bảo trì cũng như bảo dưỡng trụ chữa cháy. Dẫn đến tình trạng một số trụ chữa cháy không có nước, rỉ sét, và mất nắp hoặc dây, hay không đúng với yêu cầu thiết kế hoặc tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy 2622:1995. Dẫn đến việc khi có cháy xảy ra thì không có nước dẫn đến thiệt hại rất lớn đặc biệt là các  cơ sở có lượng chất cháy lớn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn cả nước hay chợ, cơ sở sản xuất chế biến lâm sản.

Lưu ý khi thi công lắp đặt trụ chữa cháy

Trong quá trình thi công tại một số công trình nội thị, các cơ quan chưa chú trọng việc lắp trụ nước chữa cháy sao cho phù hợp với công trình, đặc biệt tại các điểm khu vực đông dân cư tại các cơ sở kinh doanh, vật liệu cháy nổ, hoặc tại một số điểm làm dịch chuyển trụ nước chữa cháy so với thiết kế ban đầ. Mà không báo với các cơ quan liên quan trong đó có Phòng cảnh sát PCCC&CN,CH hoặc có lắp nhưng các trụ nước chữa cháy không thể sử dụng được. Đặc biệt tại các trụ huyện ngoài bể nước ngầm, trong chợ có khối tích không nhiều so với yêu cầu thực tế xảy ra hỏa hoạn hiện nay.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của nhân dân về đảm bảo, giữ gìn trụ nước chữa cháy chua được trú trọng. Chưa thường xuyên, dù có nhưng chỉ mang tính  chất hình thức, đối phó dẫn đến một số người dân còn chủ quan lơ là, không hiểu rõ bản chất.

Trên đây là bài viết giới thiệu và sự quan trong chủa trụ nước chữa cháy rất mong bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho các bạn để tham khảo thêm về trụ cứu hỏa Hochiki-fire.com.vn là nơi cung cấp và lắp đặt các thiết bị dành cho phòng cháy và chữa cháy.