Tổng hợp cách đấu phụ kiện báo cháy thường dùng trên tủ trung tâm Hochiki hiện nay

Với điểm mạnh đã được biết đến qua nhiều sản phẩm của mình Hochiki có sẵn các loại trung tâm báo cháy loại 1, 2, 4, 6 và 8 loop. Cho phép kết nối tối đa 64 trung tâm thành một hệ thống lớn. Thích hợp cho hầu hết các dự án từ nhỏ đến lớn. Với số lượng thiết bị: Mỗi loop cho phép lắp đặt tối đa 127 Module/đầu báo và 127 đế có còi báo động, tổng cộng 254 thiết bị /loop. Điều này giúp bạn có một sự linh hoạt tối đa khi lựa chọn các sản phẩm của Hochiki cho nhu cầu an toàn về cháy nổ của mình. Dưới đây là tổng hợp cách đấu phụ kiện báo cháy thường dùng trên tủ trung tâm Hochiki hiện nay

Cách đấu phụ kiện báo cháy thường trên tủ trung tâm Hochiki hiện nay

Cách đấu nối thiết bị báo cháy

– Từ tủ trung tâm báo cháy đấu dây tín hiệu báo cháy vào chân âm dương của L1,L2,L3,… (số zone báo cháy) rồi ta đấu âm vào C,- , dương đấu vào L,+ của nút ấn.

– Đấu nối tiếp từ nút ấn sáng đầu báo khác âm đấu vào C1,IN/OUT , dương đấu vào L1,IN của đầu báo , từ đầu báo đâu ra các thiết bị khác ta đầu âm C2,IN/OUT, Dương đấu vào L2,Out ra thiết bị khác.

– Cứ thế lặp lại cho đế thiết bị cuối cùng hoắc đến mức giới hạn thiết bị của hãng báo cháy.

Cách đấu bộ kích nguồn điện cho còi báo cháy như thế nào

Để đấu bộ kích nguồn cho còi báo cháy ta cần 1 role trung gian , 1 bộ đổi nguồn 24vdc.

– B1 ta đấu tín hiệu cho chuông vào 2 tiếp điểm chuyển đổi trạng thái của role.

– B2 cấp nguồn cho bộ chuyển đổi nguồn, rồi lấy 1 dây đôi đấu vào phần nguồn ra 24vdc vào 2 tiếp điểm thường mở của role.

– B3 lấy dây cấp nguồn cho bộ phận chuông cần kích nguồn đấu vào 2 tiếp điểm thường mở đấu bên kia của rơle mà B2 ta đã đấu.

Cách đấu điện nút nhấn báo cháy

Phụ kiện báo cháy thường Hochiki này khi lắp đặt đấu nối gồm có 2 chân âm dương

Nút nhấn báo cháy được cấp nguồn từ tủ trung tâm báo cháy trên bo mạch chân có ký hiệu  Bell, Sound thì ta lấy dây cấp nguồn đấu vào âm dương của chân đó (Bell, Sound, out) và đấu vào chuông (đúng âm dương).

Cách kết nối van điện từ hệ báo cháy

Van điện từ có nhiều loại :

24 vdc : thì được đấu vào chân out, bell, sound,.. cấp nguồn 24 vdc khi có cháy.

220 vac: thì được đấu qua role trung gian , đấu vào tiếp điểm thường mở của role sau khi có cháy tín hiệu báo cháy đóng tiếp điểm role lại cấp nguồn 220 vac cho van chạy.

Cách đấu đầu báo khói

Đế đầu báo khói có 4 chân thường có ký hiệu Horing (C1,C2,L1,L2) , ( 1,2,5,6 ) , Unipos (IN,OUT,IN/OUT, RI/KL).

+  C1     : Dương từ tủ trung tâm (hoặc từ thiết bị báo cháy khác).

+  C2    : Dương đấu ra thiết bị khác.

+  L1    : Âm từ tủ trung tâm (hoặc từ thiết bị báo cháy khác).

+  L2    : âm đấu ra thiết bị khác.

+  IN     : Dương từ tủ trung tâm (hoặc từ thiết bị báo cháy khác).

+ OUT : Dương đấu ra thiết bị khác.

+  IN/OUT : Âm từ tủ trung tâm đến và ra thiết bị khác

+  RI/KL : âm đấu ra thiết đèn báo phòng.

– Đối với Hochiki thì không phân biệt âm dương nên có thể đấu âm dương tùy ý.

+1,2 là 1 cặp

+5,6 là 1 cặp

10. Cách đấu dây nút nhấn vào thiết bị

Sau khi đấu tín hiệu từ tủ vào nút ấn ta đấu nối tiếp âm với âm, dương với dương ra thiết bị khác ( đầu báo thì dương đấu vào L1,1,In, âm đấu với C1,5,In/out , tùy vào các hãng).

Cách đấu đèn của hệ thống chuông đèn báo cháy

Chuông báo cháy:

+ Gồm có 2 chân âm dương

+ Được cấp nguồn từ tủ trung tâm báo cháy, trên bo mạch chân có ký hiệu  Bell, Sound.  Ta lấy dây cấp nguồn đấu vào âm dương của chân đó ( Bell, Sound, out ) và đấu vào chuông ( đúng âm dương ).

Đèn báo cháy:

+ Gồm có 2 chân âm dương

Được cấp nguồn từ tủ trung tâm báo cháy ở chân Lamp.  Ta lấy dây cấp nguồn đấu vào chân âm dương của lamp rồi đấu vào đèn báo cháy ( đúng âm dương).

Cách đấu modul I/O cho nút nhấn chuông còi kết hợp khẩn hệ loop địa chỉ

– Module I/O gồm có 14 chân:

1   : Tiếp địa.

2   : Dương từ tủ trung tâm hoặc thiết bị khác đến .

3   : Âm từ tủ trung tâm hoặc thiết bị khác đến.

4   : Âm đi ra thiết bị khác.

5   : Dương ra thiết bị khác.

6   : Tiếp địa.

7,8  : giám sát

9,10: điều khiển ( có điện áp khi gặt các sit 1,2 lên, tiếp điểm khô khi gạt 1,2,3 xuống 4 lên).

11-14 : cấp nguồn cho module.

– Để cấp nguồn cho chuông ta đấu dây cấp nguồn cho chuông vào chân 9,10 của module và chọn kiểu điều khiển có điện áp.át ngõ vào FRCMA Hochiki.

Cách đấu đầu báo gas

2 chân power là cấp nguồn để nuôi đầu báo.

2 chân signal là cấp tín hiếu báo cháy cần phải đấu vào bộ chuyển đổi tín hiệu.

Quy trình kiểm tra bảo quản đầu báo gas

Mỗi tháng một lần nên thực hiện việc kiểm tra như sau:

– Kiểm tra xem đèn nguồn DC phải sáng ( Led màu xanh ).

– Kiểm tra bộ phận cảm ứng gas bằng bình gas dùng để bảo quản bằng cách :

+ xịt gas vào ngõ vào của bộ phận cảm ứng gas

+  sau 25 giây còi báo động sẽ kêu và đèn báo động led màu đỏ sẽ sáng

– Ngưng phun gas còi báo động hết kêu và led màu đỏ sẽ tắt.

Trên đây là tổng hợp cách đấu phụ kiện báo cháy thường dùng trên tủ trung tâm Hochiki mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn, nếu bạn có câu hỏi thắc mắc xung quanh vui lòng để lại thông tin bên dưới để nhân viên kỹ thuật của chúng tôi có thể hỗ trợ sớm nhất. Theo dõi chuyên mục của hochiki-fire.com.vn để có thể cập nhật thường xuyên những thông tin bổ ích khác về các thế bị báo cháy cũng như các sử dụng của chúng nhé!