Đảm bảo chất lượng của quy trình bảo trì hệ thống báo cháy cần lưu tâm gì

Khi lắp đặt hệ thống báo cháy, quy trình sau đó cũng rất quan trọng, đó chính là quy trình bảo trì hệ thống báo cháy được lên kế hoạch một cách cụ thể. Nếu bạn không có được một sự lưu tâm cần thiết thì các thiết bị trong hệ thống của bạn sẽ không thể nào có thể hoạt động được ổn định và lâu dài. Vậy những điều mà bạn cần lưu tầm này là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đảm bảo quy trình bảo trì hệ thống báo cháy cần lưu tâm gì

Tiêu chuẩn quy trình bảo trì hệ thống báo cháy

Theo như thông tư mới nhất của Nhà nước ban hành về vấn đề phòng cháy chữa cháy, quy trình bảo dưỡng hệ thống báo cháy phải được thực hiện định kỳ, mỗi năm 1 lần.

Đặc biệt, trong quá trình bảo trì, cần phải đảm bảo các quy tắc về an toàn, tránh để xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người và của. Khi kiểm tra hệ thống bo mạch, trung tâm điều khiển, cần có sự trang bị những vật dụng, thiết bị bảo hộ chuyên nghiệp, nhằm ứng phó kịp thời với các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, nhân viên cần kết nối lại hệ thống và kiểm tra mức độ hoạt động hiệu quả của hệ thống. Nếu như có bất cứ sai sót nào khiến hệ thống không hoạt động chính xác, cần phải tìm hiểu và sửa chữa ngay.

Bài viết liên quan:

Các bước của quy trình bảo trì hệ thống báo cháy

Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy được tiến hành theo các bước như sau:

Thứ nhất, kiểm tra hệ thống bơm cứu hỏa, bao gồm kiểm tra tình trạng hoạt động của các tủ điều khiển máy bơm và các máy bơm cứu hỏa.

Để kiểm tra tình trạng hoạt động của các tủ bơm, cần phải kiểm tra các bộ phận:

  • Đèn báo pha.
  • Đèn báo quá tải.
  • Đồng hồ volt, ampe.
  • Chế độ hoạt động của tủ.
  • Kiểm tra CB tổng và CB điều khiển máy bơm.
  • Role trung gian, delay timer.
  • Kiểm tra bộ sạc bình tự động.

Tiếp đến, đánh giá tình trạng hoạt động của các máy bơm bằng cách:

  • Kiểm tra trạng thái.
  • Kiểm tra tình trạng rò rỉ.
  • Kiểm tra bình đề.
  • Kiểm tra đồng hồ đo áp lực.
  • Kiểm tra các van khóa.

Thứ hai, kiểm tra hệ thống trung tâm báo cháy. Các bước cần thực hiện theo quy trình:

  • Mở tủ điều khiển và cắt nguồn xoay chiều cấp nguồn cho tủ điều khiển.
  • Kiểm tra nghe tiếng Bíp cho tủ điều khiển.
  • Đo kiểm tra thử công suất ắc quy.
  • Kết nối nguồn AC.
  • Kiểm tra ghi lại thông số áp suất hiển thị trong đồng hồ.

Thứ ba, lắp đặt, kết nối lại và chạy thử hệ thống.

Đảm bảo chất lượng của quy trình bảo trì hệ thống báo cháy

Để thực hiện công việc bảo dưỡng hệ thống một cách tốt nhất, trước tiên, cần phải tuân thủ các bước trong quy trình bảo trì hệ thống, đảm bảo việc thực hiện các bước theo thứ tự chính xác, tránh bỏ sót hoặc dành quá nhiều thời gian để bảo trì một bộ phận nào đó. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao tính hiệu quả của quá trình bảo dưỡng, mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.

Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng hệ thống báo cháy, cần nhờ đến những nhân viên kỹ thuật có trình độ tay nghề vững, kinh nghiệm dày dặn, nhằm hạn chế những sai sót một cách tối đa cũng như thực hiện các công việc một cách chuyên nghiệp nhất. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng sửa chữa và điều chỉnh hợp lí nhất.

Với việc đảm bảo được chất lượng quy trình bảo trì hệ thống báo cháy bạn sẽ yên tâm hơn trong quá trình sử dụng hệ thống của mình. Các thiết bị cũng hoạt động được lâu dài hơn giúp bạn tiết kiệm được chi phí thay thế so với không có kế hoạch bảo trì thường xuyên.