Trong chuyên mục hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các nguồn nhiệt gây cháy để xuất hiện các sự cố hỏa họa lớn ảnh hưởng xấu. Cũng như là các biện pháp cơ bản trong việc phòng cháy để đảm bảo, bạn không bỏ lỡ biện pháp nào, trong công cuộc đảm bảo an toàn về người và tài sản mà bạn mong muốn.
Các biện pháp cơ bản trong việc phòng cháy
Biện pháp khoa học kỹ thuật
- Nghiên cứu phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về hệ thống báo cháy và chữa cháy cho quần chúng.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản các chất cháy, nổ, nguồn nhiệt.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật để chuyển các chất dễ cháy thành khó cháy hoặc không cháy.
- Tạo các khoảng cách không để cháy lan và đảm bảo thoát nạn cho người khi xảy ra cháy.
- Nghiên cứu, áp dụng các phương tiện công nghệ phòng cháy và chữa cháy, chất chữa cháy.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật để quản lý và sử dụng an toàn chất cháy, chất nổ.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật để quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt…
Biện pháp quản lý hành chính
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tuyên truyền giáo dục mọi người nắm được các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Xử lý kịp thời theo pháp luật các hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Biện pháp quần chúng
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
- Thành lập duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức lực lượng quần chúng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.
- Hướng dẫn, tổ chức quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
- Trang bị phương tiện dụng cụ phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.
- Lập và tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.
Nguồn nhiệt gây cháy là gì?
Nguồn nhiệt gây cháy được xem là là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt để sự cháy xảy ra, nó là một yếu tố cần thiết, không thể thiếu để sự cháy phát sinh và tồn tại. Vai trò của nguồn nhiệt là nung nấu hỗn hợp cháy đến khi sự cháy xuất hiện. Nguồn nhiệt gây cháy có thể là những vật đã được nung nóng đến nhiệt độ cao, tia lửa điện, tia lửa do ma sát, nhiệt nagw của phản ứng hóa học…
Nguồn nhiệt gây cháy bao gồm
- Nguồn nhiệt gây cháy hở : là những nguồn nhiệt gây cháy có thể nhận biết bằng mắt thường.
- Nguồn nhiệt gây cháy kín : là nguồn nhiệt gây cháy tiềm ẩn dưới dạng năng lượng điện như : điện năng, hóa năng, cơ năng …
- Trong các dạng nguồn nhiệt gây cháy thì nguồn nhiệt phát sinh do năng lượng điện là dạng nguồn nhiệt nguy hiểm nhất. Bởi vì trong các nguyên nhân dẫn đến hơn 40%. Nguồn nhiệt phát sinh do năng lượng điện có thể do các sự cố: ngắn mạch, quá tải, điện trở chuyên tiếp.
Đi lên cùng với sự phát triển của xã hội là sự gia tăng của các hiểm họa về thiên nhiên và môi trường gây lên những hậu quả nghiêm trọng cho con người và tài sản. Hiểu được nguồn nhiệt gây cháy cũng như các phương pháp phòng cháy sẽ giúp bạn giảm thiểu được những hậu quả đó.