Các vật dụng trong nhà luôn tìm ẩn những nguy cơ cháy nổ cao nếu bạn không có phương án phòng ngừa kịp thời. Nhất là các thiết bị điện, đây là những thiết bị là nguyên nhân gây cháy nổ cao được thống kê ghi nhận lại. Chỉ cần lơ là một chút là hậu quả từ những thiết bị này gây ra là điều không thể tưởng tượng được.
Những vật dụng gia đình tìm ẩn nguy cơ cháy cao cần chú ý
Lò vi sóng
Bản thân lò vi sóng tuy không thể gây cháy nổ, nhưng nếu không biết sử dụng và dùng sai cách thì khả năng làm lò phát nổ là rất cao. Một trong những cách dùng lò vi sóng sai lầm nhất là cho đồ đựng thực phẩm bằng bằng kim loại hay loại có hoa văn vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn. Việc làm này vô tình sẽ tạo ra những tia lửa điện bên trong lò và gây ra cháy nổ.
Bình ga và bếp ga
Đứng đầu danh sách vật dụng dễ gây cháy nổ trong nhà là bình và bếp gas. Bởi chúng luôn được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hoả hoạn tại nhà hay ở các chung cư cao tầng. Các vụ nổ bình gas chủ yếu là do khí gas bị rò rỉ, quên tắt bếp gas hoặc trong quá trình đun nấu thức ăn nhưng lại không trông coi. Nhất là vào mùa nắng nóng thì cháy nổ lại càng dễ xảy ra hơn, gây hậu quả khó lường.
Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt nhớ khóa kỹ bình gas lại ngay sau khi sử dụng xong. Không để trẻ em đến gần bếp gas, tránh việc các bé bật bếp không đúng quy tắc. Thợ lắp bình gas khuyên dùng van đóng/mở bình gas tự động để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tủ lạnh
Tủ lạnh cũng là một vật dụng có thể gây hỏa hoạn bất ngờ mà nhiều người không thể lường trước được. Cấu tạo của một chiếc tủ lạnh gồm rất nhiều bộ phận có thể gây lửa khi bị tác động mạnh, trực tiếp, gián tiếp hoặc dãn nở bất thường: dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn,…
Thông thường, với những chiếc tủ lạnh quá cũ hoặc qua sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần… sẽ có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi. Cũng từ đó mà làm giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá gây nóng máy thêm vào đó là thời tiết nắng nóng như những năm gần đây thì nguy cơ cháy nổ rất cao.
Vì thế, không nên sử dụng tủ lạnh đã quá cũ hay từng sửa chữa nhiều lần. Còn nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không đụng chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý mang đi nạp gas mới, mà chỉ lau rửa tủ và mời thợ về vệ sinh dàn ngưng nếu có bụi bám.
Bật lửa
Chúng ta thường chủ quan vứt bật lửa lung tung trong nhà mà không lường trước được nguy hiểm của nó. Trong bật lửa luôn chứa một lượng gas nhất định, khi bị rò rỉ và gặp môi trường có nhiệt độ đủ cao hay tia lửa điện có thể phát nổ.
Hầu như gia đình nào cũng có một cái bật lửa dùng để châm thuốc lá, châm hương… nhiều gia đình ở nông thôn vẫn dùng khá phổ biến. Nhưng nhiều người lại chủ quan vứt bỏ lung tung khi đã hết gas nhưng chính đó lại gây ra những nguy hiểm không ngờ tới được. Vì khi lượng gas ấy bị rò rỉ ra ngoài, thêm vào đó là nhiệt độ cao như mùa khô hạn này thì sẽ tạo ra tia lửa điện có thể làm phát nổ bất kỳ lúc nào.
Để đảm bảo an toàn PCCC và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh sử dụng điện có cấu tạo giống chiếc ấm đun nước bằng điện, gồm thanh đun, rơ le, bình chứa nước. Khi mới sử dụng, bình hiếm khi xảy ra sự cố bởi các thiết bị còn mới và đầy đủ các hệ thống an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình lắp đặt và sử dụng, bình nóng lạnh đều đứng trước nguy cơ rò rỉ điện, chập cháy nổ.
Trên đây là những vật dụng nào trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao mà chúng tôi muốn nhắc nhở các bạn lưu ý khi sử dụng. Cân nhắc và có biện pháp tránh những sự cố có thể dẫn đến hỏa hoạn là một công việc cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.