Làm sao chọn được chuông báo cháy chất lượng cao để lắp đặt

Với các thiết bị của hệ thống báo cháy việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao đến tiến hành lắp đặt là một trong những yêu cầu tiên quyết, cũng như là cái tâm của nghề, để mang đến sự đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước những sự cố về hỏa hoạn. Với việc lựa chọn một sản phẩm như chuông báo cháy chuẩn để sử dụng không phải là điều gì quá khó khăn nếu bạn nắm được những nguyên tắc dưới đây. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho việc làm sao chọn được chuông báo cháy chất lượng cao để lắp đặt.

Làm sao chọn được chuông báo cháy chất lượng cao để lắp đặt

Trong một hệ thống báo cháy, tất cả các phần tử đều có vai trò quan trọng. Khi kết hợp “ăn ý” với nhau, chúng sẽ hình thành những đường truyền tín hiệu liên hoàn, cảnh tỉnh mọi người xung quanh. Chuông báo cháy là thiết bị đầu ra. Âm thanh của nó giúp chúng ta nhận thức được rằng đang có hỏa hoạn xảy ra và phải nhanh chóng di tản để giữ an toàn.

Chuông báo cháy chất lượng cao là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần xét đến vật liệu cấu tạo vì nó ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm cũng như tính thẩm mỹ. Thường thì chuông “xịn” được làm từ sắt và có lớp chống oxy hóa, ngăn chặn tình trạng han gỉ.

Về mặt kích thước, đường kính của chuông rơi vào khoảng 150mm.

Muốn cảnh tỉnh mọi người thì âm thanh phát ra từ chuông phải đủ để gây sự chú ý nhưng không tác động tiêu cực đến thính giác. Trong trường hợp tiếng ồn có cường độ vượt quá 90dBA, tai người sẽ phản ứng bằng cách hợp đồng tất cả các cơ của tai trong, căng da ống tai và cứng đờ chuỗi xương nghe để giảm bớt hiện tượng dẫn truyền cũng như kích thích âm thanh.

Chính vì vậy tác hại của tiếng ồn cũng phần nào được hạn chế. Với chuông báo cháy quy chuẩn, người ta đã đưa ra một con số nhất quán là 90dB ở cách xa 1m. Tại Việt Nam, chuông báo hỏa hoạn bắt buộc phải hoạt động tương thích mới mức điện áp 24VDC.

Phân biệt chuông báo cháy và nút khẩn báo cháy

Cả hai thiết bị nêu trên đều có dạng hình tròn và màu đỏ – tượng trưng cho lửa. Tuy nhiên, công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau.

Nút báo cháy khẩn cần được cơ quan Phòng cháy chữa cháy phê chuẩn và phải đáp ứng tiêu chuẩn BS 5839. Nó có tên gọi là loại hộp đập vỡ kính. Công tắc mà nó sẽ tác động khi kính bị vỡ cần nằm ở giữa hộp. Hình dạng tổng thể của nút báo cháy khẩn cấp cần tương thích với kiến trúc của tòa nhà. Thiết bị này cần đặt ở các lối thoát hiểm giúp con người có thể kích hoạt nhanh chóng, dễ dàng trong quá trình sơ tán khẩn cấp.

Lưu ý: chúng ta chỉ cần thay mới kính bị vỡ (với vỏ hộp thì không cần). Thêm vào đó, chữ “FIRE” và các thông tin phải được hiển thị rõ ràng trên tấm kính để chỉ dẫn chức năng và phương pháp sử dụng. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra hoạt động của thiết bị bằng việc tháo tấm kính ra.

Qua những chia sẻ nêu trên, các bạn có thể thấy chức năng của chuông báo cháy và nút báo cháy khẩn cấp là hoàn toàn khác biệt. Từ đó tránh những quan điểm sai lầm về công dụng của thiết bị.

Yêu cầu lắp đặt chuông báo cháy

Chúng ta cần bố trí lắp đặt chuông báo cháy từ tầng hầm đến tầng mái phía trên, đồng thời nó phải gần với nút báo cháy khẩn cấp bằng tay.

Thêm vào đó, thiết bị này phải được thiết kế với nguồn cấp thông qua mạch phân phối. Căn cứ vào từng khu vực mà chuông được kết nối theo từng nhóm hoặc riêng lẻ.

Nên lựa chọn chuông báo cháy nào chất lượng

Theo nhận định của chúng tôi, chuông báo cháy Hochiki luôn là giải pháp hàng đầu. Hochiki là một tập đoàn có lịch sử hình thành và phát triển gần trăm năm. Chính vì vậy, đây là một trong những gương mặt gạo cội của Nhật Bản. Từ những năm 1920, hãng đã tạo ra nút nhấn khẩn cấp cơ khí.

Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, hãng đã xuất khẩu sản phẩm sang Bangkok (Băng Cốc), Thái Lan. Trong những giai đoạn về sau, Hochiki đã đánh dấu sự xuất hiện của mình tại các nước Âu – Mỹ, điển hình là Hoa Kỳ và Anh quốc.

Trong một hệ thống báo cháy, ngoài việc phát hiện ra hỏa hoạn, chúng ta cần có những tín hiệu cảnh báo kịp thời đến người quản lý để kịp xử lý sự cố. Vì vậy mà một chuông báo cháy chất lượng cao sẽ giúp bạn có được những cảnh báo kịp thời đúng lúc để đảm bảo hỏa hoạn được ngăn chặn một cách triệt để.