Ý thức con người trong công nghệ phòng cháy chữa cháy

Với sự phát triển của khoa học công nghệ đời sống con người đã dần trở nên linh động và dễ dàng hơn trong mọi mặc từ an uống, sinh hoạt đến các nhu cầu an ninh chữa cháy, bảo vệ,….Vì vậy, không thiếu những suy nghĩ ỷ lại vào các thiết bị, cũng như công nghệ phòng cháy dẫn đến những tai nạn đáng tiếc về người và tài sản. Điều này một phần lớn là do ý thức khi sử dụng các thiết bị này. Vậy quan điểm như thế nào mới được xem là đúng đắn.

Ý thức con người trong công nghệ phòng cháy chữa cháy

TP Hồ Chí Minh hiện có gần 300 nghìn nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh, dịch vụ. Trong đó, có hơn 12 nghìn căn nhà có cấu kiện xây dựng bằng các loại vật liệu dễ cháy; hơn 12 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; gần 18 nghìn hộ kinh doanh có hệ thống điện chưa bảo đảm an toàn. Theo Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ, Công an TP Hồ Chí Minh (PC07), tình hình cháy, nổ ở các khu vực này chiếm tỷ lệ cao cả về số vụ (khoảng 50%) và thiệt hại về người, tài sản (khoảng 83%) so với các vụ cháy khác, trong đó có đến hơn 70% vụ cháy liên quan sự cố về điện.

Để ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra ở các khu dân cư, và khu chung cư có nhiều ngôi nhà cao tầng. Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã khuyến cáo các hộ kinh doanh những mặt hằng dễ cháy phải xây dựng cho mình những thiết bị phòng cháy tiên tiến và áp dụng công nghệ phòng cháy kỹ thuật cao đồng thời các đồ dễ cháy phải để cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt và khi thiết kế phải tạo ra những lối thoát để khi có sự cổ thì con người có thể thoát ra ngoài.

Thống kê cho thấy, từ năm 2014 đến nay, thành phố xảy ra hơn 7.200 vụ cháy, tai nạn, sự cố liên quan cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ, trong đó xảy ra 6.245 vụ cháy làm chết 85 người, bị thương 238 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 857 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân cháy vẫn chủ yếu xuất phát từ các sự cố, chủ quan trong sử dụng hệ thống, thiết bị điện.

Để công tác bảo đảm an toàn PCCC trong khu vực hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh đạt kết quả cao thì việc triển khai các giải pháp phải mang tính đồng bộ, căn cơ chứ không thể giải quyết bằng các giải pháp đơn lẻ. Các quy định về PCCC tại các khu vực này chưa được triển khai cụ thể, chi tiết.

Trong thực tế, rút kinh nghiệm từ những vụ cháy đã xảy ra, thường là những nguyên nhân sau:

Do phát hiện cháy không kịp thời, thiết bị báo cháy không hoạt động,  thời gian cháy tự do quá lâu dẫn đến cháy lớn.

Do việc chữa cháy tại chỗ ngay từ đầu không kịp thời: phát hiện cháy đầu tiên không thực hiện đúng các quy định, không tập trung cứu chữa hoặc không biết sử dụng các phương tiện chữa cháy, không nắm được các động tác kỹ thuật chữa cháy, thiếu dũng cảm bình tĩnh khi chữa cháy ban đầu, thiếu nước để chữa cháy.

Cháy lớn do báo cháy chậm: Không biết số điện thoại báo cháy của cơ quan PCCC dẫn đến báo cháy chậm, thời gian cháy tự do lâu gây cháy lớn.

Cháy lớn do tập trung quá nhiều số lượng chất cháy: Hàng hóa hoặc đồ dùng sinh hoạt tập trung nhiều ở một chỗ dẫn đến cháy lớn và gây khó khăn cho công tác cứu chữa và di chuyển tài sản khi có sự cố cháy xảy ra.

Cháy lớn do không chấp hành các kiến nghị của cơ quan PCCC, trong sản xuất, sinh hoạt việc sử dụng điện còn tùy tiện thiếu hiểu biết.

Cháy ở những hẻm sâu thiếu nước: Không có trách nhiệm quản lý trụ nước chữa cháy.

Nhằm tăng cường hơn nữa về trách nhiệm và ý thức của mỗi người dân đối với công tác PCCC; nắm cơ bản những kiến thức cơ bản về cháy, nổ, các biện pháp, giải pháp đề phòng cháy, nổ và cách xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ xảy ra. Đồng thời sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, phương tiện chữa cháy thông dụng tại nơi làm việc và nơi sinh sống. Phòng Cảnh sát PC&CC quận 4 khuyến cáo các giải pháp an toàn PCCC tại hộ gia đình, như:

Đề phòng hỏa hoạn trong việc sử dụng lửa đun nấu, sinh hoạt; sử dụng xăng dầu phải xa đèn, xa bếp đun nấu, không được hút thuốc, bật lửa khi đang bơm rót xăng dầu, bếp cạn dầu phải tắt hết lửa trước khi châm dầu, không buôn bán xăng dầu trái phép.

Đun nấu phải có người trông coi, ra khỏi nhà phải tắt hết điện, dập tàn lửa, không đặt bếp trên bàn gỗ, không để nhiều than củi, giấy, xơ dừa, bã mía, dăm bào xung quanh bếp.

Phải hết sức thận trọng trong việc thắp nhang, đèn thờ cúng. Thường xuyên vệ sinh khu vực thờ cúng, dọn dẹp các chân thang trong lư hương.

Thường xuyên giáo dục con cháu, không để trẻ em chơi diêm, nghịch lửa, đốt lửa gần các vật liệu dễ cháy và nơi công cộng. Tuyệt đối không khóa trái cửa để trẻ con bên trong nhà.

Không được dùng dây điện trần câu mắc tùy tiện, luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, đóng đinh vào dây điện, để mối nối hở dễ gây cháy do điện (chạm chập, quá tải), khi cần thay đổi sửa chữa phải báo cho cơ quan điện lực. Thường xuyên kiểm tra, cải tạo hệ thống dây dẫn điện, các mối nối lão hóa.

Từng gia đình phải chuẩn bị một số dụng cụ chữa cháy cần thiết như: Chăn, bao bố, xô thùng xách nước, thùng chứa nước để sẵn sàng dập tắt ngay khi lửa vừa mới phát sinh. Khuyến cáo hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay phù hợp với mọi người trong gia đình.

Đối với nhà có từ 3 tầng trở lên nên trang bị thang dây cứu người, bố trí trên sân thượng để thuận lợi thoát nạn kịp thời. Đối với nhà ở hẻm sâu, hẻm cụt nên trang bị thang tre (cây), khi có cháy leo thang thoát nạn qua nhà kế bên.

Không cơi nới, che chắn làm hàng rào sắt tại lan can.

Phòng cháy tốt thì chúng ta phải thường xuyên tập luyện và hướng dẫn mọi người trong gia đình các thao tác sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để có biện pháp chữa cháy kịp thời nhằm làm giảm số vụ và thiệt hại do cháy xảy ra.

Cần quan tâm và có trách nhiệm giúp đỡ về mọi mặt để lực lượng dân phòng tại địa phương hoạt động được tốt hơn về số lượng và chất lượng, tham gia đóng góp mua sắm phương tiện hệ thống báo cháy thông minh chuẩn theo nhu cầu cụ thể phục vụ cho công tác PCCC tại nơi cư trú.

Phải nắm được quy trình cứu chữa một vụ cháy, để khi có cháy xảy ra ta không bình tĩnh, lúng túng, dập tắt được đám cháy kịp thời hoặc khống chế được đám cháy ngay trước khi chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hỗ trợ.

Thường xuyên nhắc nhở nhau cảnh giác đề phòng hỏa hoạn, khi có cháy phải hô to cho mọi người biết, tích cực cứu chữa và dập tắt đám cháy và điện thoại ngay cho đội PCCC số 114.

Sử dụng công nghệ là cần thiết tỏng đời sống con người hiện nay nhưng việc qua ỷ lại vào nó lại mang lại những hậu quả không thể nào có thể sửa chữa được. Vì vậy mà ban thân mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức về tinh thần trách nhiệm và tự giác kiểm tra trong phạn vi của mình để đảm bảo hệ thống báo cháy mà mình đang sử dụng vẫn đang haotj động tốt và ổn định.