Lưu ý và những yêu cầu cơ bản trong thi công hệ thống báo cháy – chữa cháy

Hệ thống an ninh với con người hiện nay được tổng hợp từ nhiều thiết bị khác nhau như camera quan sát, báo cháy, báo trộm,… mỗi thiết bị trong hệ thống lại có một nhiệm vụ khác nhau giúp con người làm những yêu cầu chuyên biệt. Vì vậy mà trong thi công hệ thống báo cháy – chữa cháy phải luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với các thiết bị khác để tạo thành một mối đồng nhất hiệu quả khi sử dụng. Dưới đây là những lưu ý và những yêu cầu cơ bản bạn cần phải nắm trong khi thực hiện việc này.

Lưu ý và những yêu cầu cơ bản trong thi công hệ thống báo cháy – chữa cháy

Yêu cầu khi thiết kế thi công hệ thống báo cháy chữa cháy

  • Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
  • Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống báo cháy, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
  • Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung , cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.
  • Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.

Những điểm cần chú ý khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

  1. Địa điểm xây dựng thi công hệ thống chữa cháy – báo cháy phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
  2. Thiết kế hệ thống theo mức độ chịu nhiệt, chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
  3. Lựa chọn các thiết bị báo cháy, chữa cháy, bảo hộ chính hãng theo đúng tiêu chuẩn của hệ thống PCCC. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí thi công và lắp đặt các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  4. Hệ thống lối thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung , cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, trang bị đầy đủ các thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.
  5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy.
  6. Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
  7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
  8. Cần phải có quy trình giám sát và thi công lắp đặt cho từng hạng mục theo đúng quy chuẩn, tránh trường hợp làm qua loa cho xong gây ảnh hưởng tới toàn hệ thống báo cháy.

Điều quan trọng nữa trong việc thi công hệ thống báo cháy – chữa cháy là bạn cần phải dự trù trước những tình huống cháy có thể xảy ra để có được giải pháp tối ưu nhất. Kèm theo đó là phải bám sát các tiêu chuẩn của nhà nước đề trong trong công tác này như TCVN 5738:2001(Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.).