Hệ thống báo cháy cần đảm bảo những quy định gì về thông số

Đối với bất cứ thiết bị gì thì thông số chuẩn luôn mang một ý nghĩa nhất định, một là xác định thiết bị đủ điều kiện cho ra thị trường, một là xác định hàng chính hãng. Thêm nữa là giúp người mua xem nó có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hay không. Đối với hệ thống báo cháy cũng như vậy, có những qui định về thông số phải đảm bảo, vì đây là thiết bị an ninh quan trong.

Hệ thống báo cháy cần đảm bảo những quy định gì về thông số

Xét theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 -2001, yêu cầu thiết kế có quy định hệ thống báo cháy như sau:

Quy định chung của hệ thống báo cháy

Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được cơ quan phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền chấp thuận.

1. Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

– Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp.

– Có khả năng chống nhiễu tốt.

– Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.

– Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ.

– Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

2. Đảm bảo sự tin cậy khi sử dụng

Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.

3. Đảm bảo về tác động

Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

4. Đảm bảo về thiết bị

Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện. Tuỳ theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như thiết bị truyền tín hiệu báo chaý, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động …

Quy định về kỹ thuật của các đầu báo cháy

1. Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được thiết kế và các đặc tính kỹ thuật nêu ra trong bảng 1. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự động phải căn cứ vào tính chất của các chất cháy, đặc điểm của môi trường bảo vệ, và theo tính chất của cơ sở theo qui định ở phụ lục A.

2. Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế.

Đối với đầu báo cháy không dây (đầu báo cháy vô tuyến và đầu báo cháy tại chỗ) ngoài đèn chỉ thị khi tác động còn phải có tín hiệu báo về tình trạng của nguồn cấp.

3. Số lượng đầu báo cháy tự động cần phải lắp đặt cho một khu vực bảo vệ phụ thuộc vào mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực đó và phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật.

Nếu hệ thống báo cháy tự động dùng để điều khiển hệ thống chữa cháy tự động thì mỗi điểm trong khu vực bảo vệ phải được kiểm soát bằng 2 đầu báo cháy tự động thuộc 2 kênh khác nhau.

Trường hợp nhà có trần treo giữa các lớp trần có lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, cáp điện, cáp tín hiệu thì phải lắp bổ sung đầu báo cháy ở trần phía trên.

4. Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái nhà. Trong trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp trên xà và cột, cho phép treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà nhưng các đầu báo cháy phải cách trần nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động.

5. Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt phải lắp trong từng khoang của trần nhà được giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra về phía dưới (xà, dầm, cạnh panel) lớn hơn 0,4m.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới từ 0,08m đến 0,4m thì việc lắp đặt đầu báo cháy tự động được tính như trần nhà không có các phần nhô ra nói trên nhưng diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy tự động giảm 25%.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới trên 0,4m và độ rộng lớn hơn 0,75m thì phải lắp đặt bổ sung các đầu báo cháy ở những phần nhô ra đó.

6. Trường hợp các đống nguyên liệu, giá kê, thiết bị và cấu kiện xây dựng có điểm cao nhất cách trần nhà nhỏ hơn hoặc bằng 0,6m thì các đầu báo cháy tự động phải được lắp ngay phía trên những vị trí đó.

7. Số đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2000m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500m2 đối với khu vực kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy tự động có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ.

Hệ thống báo cháy được đảm bảo những thông số sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc đảm bảo khả năng báo động tại vị trí mà mình lắp đặt. Cam kết mọi thiết bị báo cháy của chúng tôi đều đạt chất lượng an toàn, đạt tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có giấy kiểm định CO-CQ…để bạn có thể tự mình xác định, kiểm tra.