Cách giám sát trung tâm báo cháy Hochiki qua Internet

Với thời điểm hiện tại và tương lai internet là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc và giải trí. Với dân kỹ thuật hay quản lý công trình hệ thống chữa cháy, việc giám sát các thiết bị qua internet cũng là điều cần thiết giúp bạn có thể linh động hơn trong công việc, không phải lúc nào cũng túc trực để kiểm tra và hỗ trợ. Dưới đây là cách giúp bạn giám sát trung tâm báo cháy Hochiki qua Internet mà chúng tôi đã tổng hợp được muốn gửi đến các bạn.

Cách giám sát trung tâm báo cháy Hochiki qua Internet

Hôm nay hochiki-fire sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để giám sát hệ thống báo cháy FireNET Hochiki qua Internet. Chúng ta sẽ nhúng hệ thống FireNET graphic của Hochiki lên Internet mà không cần bất cứ card GUS nào của Hochiki. Chúng ta cần 2 máy tính (1 đóng vai trò máy server, 1 đóng vai trò là workstation giám sát báo cháy qua Internet). Bài viết khá dài nên tôi bắt đầu luôn bây giờ!

1. Bạn cần những gì

– Đầu tiên ta cần 2 máy tính (1 máy đóng vai trò server và 1 máy là client) và cả hai máy đều phải được kết nối internet.

– Download file MSCOMM32.OCX.

– Download file MSWINSCK.OCX.

– Download phần mềm Graphic Server .

– Download phần mềm Graphic Client.

– Download phần mềm Graphic FireNET của Hochiki.

– Download 1 file dự án mẫu graphic đã được thiết kế trước đó.

– Download phần mềm Make File để tạo các file cần thiết.

– Download phần mềm tạo cổng COM ảo.

– Một sợi cable X-187 để kết nối máy tính với tủ báo cháy FireNet Hochiki.

– Nếu máy tính không có cổng RS232 thì cần thêm một sợi cable chuyển USB sang RS232.

Đây là những chuẩn bị cần thiết để bạn có thể giám sát trung tâm báo cháy Hochiki qua Internet một cách dễ dàng. Bạn có thể tải bộ phần mền lập trình Hochiki theo link của chúng tôi.

2. Thực hiện trên máy Server

Đầu tiên bạn cần copy file MSCOMM32.OCX  và file MSWINSCK.OCX vào đường dẫn sau C:\Windows\System32 hoặc C:\Windows\SysWOW64

Kết nối cable X-187 vào tủ báo cháy FireNet tủ Hochiki (một đầu vào cổng PC tủ, đầu còn lại kết nối với cổng COM máy tính, nếu máy tính không có cổng COM phải dùng thêm cable chuyển USB-RS232) và xem cổng COM nhận được là bao nhiêu.

Chạy phần mềm Make_File chờ khoảng 3s để phần mềm tự động tạo các file cần thiết.

Tiếp theo mở phần mềm Software Graphic của Hochiki nhập Password là “firenet” sau đó nhấn “Log In”.

Trong phần mềm Graphic Hochiki chọn vào thanh công cụ phía dưới bên trái chọn FireNET/FireNET Setup/FireNET Settings…/ chọn cổng COM cho phần mềm graphic Hochiki là COM 2.

Chỗ Find chọn một dự án bất kì. Ví dụ điển hình tôi chọn là một nhà kho Vincom ở đường Phan Văn Trị. Xong đóng hộp thoại và thu nhỏ màn hình phần mềm Graphic Hochiki lại.

Tiếp theo khởi động Graphic Server.

Tiến hành chọn cổng COM tương ứng để Graphic Server giao tiếp với tủ FireNetGraphic Server giao tiếp với Software Hochiki. Ở đây các bạn lưu ý là phần CHOOSE COM SOFT có nghĩa là chọn cổng COM để Graphic Server giao tiếp với phần mềm Graphic của Hochiki. Còn CHOOSE COM PANEL có nghĩa là cổng COM để Graphic Server giao tiếp với tủ thiết bị báo cháy địa chỉ FireNet Hochiki (cổng COM mà ta cắm Cable vào nhận ở bước trên cụ thể ở đây là COM 7). Trong trường hợp ta mở 2 cổng COM ảo là 1 và 2 thì ta chọn vào phần CHOOSE COM SOFT là 1 thì cổng COM 2 sẽ chọn ở phần mềm Graphic Hochiki vì cặp cổng COM ảo này tạo ra giao tiếp với nhau.

Tiếp theo nhấn vào nút Start để bắt đầu. Thành công sẽ hiện biểu tượng “RUNNING” như hình trên.

Quay lại phần mềm đồ họa Graphic Hochiki tiến hành Read Code. Chọn vào FireNET/FireNET Setup/Security Code…

Một hộp thoại hiện lên tiếp tục chọn vào “Read Dongle Code” để tiến hành đọc Code graphic. Code Graphic đã được lưu tự động trong Graphic_Tool nên các bạn yên tâm chỉ cần Read Dongle Code là được. Không cần Get hay Author gì cả nhé.

Nếu Read Code Graphic thành công sẽ hiển thị như hình dưới đây.

Sau khi Read Code thành công bắt đầu chạy phần mềm và giám sát hệ thống trung tâm báo cháy chọn vào FireNET/FireNET Service/Start FireNET Service.

Như vậy là đã xong trên máy server. Ta có thể giám sát hệ thống báo cháy địa chỉ Hochiki FireNET graphic Hochiki như bình thường. Nhiệm vụ của máy server là vừa giám sát hệ thống vừa gửi dữ liệu cần thiết lên Internet để máy client trích xuất dữ liệu.

3. Thực hiện trên máy client: (tương tự giống với máy Server)

Đầu tiên bạn cần copy file MSCOMM32.OCX vào đường dẫn sau C:\Windows\System32 hoặc C:\Windows\SysWOW64.

Chạy phần mềm Make_File chờ khoảng 3s để phần mềm tự động tạo các file cần thiết.

Tiếp theo mở phần mềm Software Graphic của Hochiki nhập Password là “firenet” sau đó nhấn “Log In”.

Trong phần mềm Graphic Hochiki chọn vào thanh công cụ phía dưới bên trái chọn FireNET/FireNET Setup/FireNET Settings…/ chọn cổng COM cho phần mềm graphic Hochiki là COM 2 (tại sao chọn COM 2 đã giải thích ở trên).

Chỗ Find cũng chọn vào dự án giống như trên máy server. Xong đóng hộp thoại và thu nhỏ màn hình phần mềm Graphic Hochiki lại.

Tiếp theo khởi động Graphic Client.

Tiến hành chọn cổng COM tương ứng để Graphic Client giao tiếp với phần mềm graphic. Ở đây các bạn lưu ý là phần CHOOSE COM SOFT có nghĩa là chọn cổng COM để Graphic Client giao tiếp với phần mềm Graphic của Hochiki. Trong trường hợp ta mở 2 cổng COM ảo là 1 và 2 thì ta chọn vào phần CHOOSE COM SOFT là 1 thì cổng COM 2 sẽ chọn ở phần mềm Graphic Hochiki vì cặp cổng COM ảo này tạo ra giao tiếp với nhau.

Tiếp theo nhấn vào nút Start để bắt đầu. Thành công sẽ hiện biểu tượng “RUNNING” như hình trên.

Quay lại phần mềm Graphic Hochiki tiến hành Read Code. Chọn vào FireNET/FireNET Setup/Security Code…

Một hộp thoại hiện lên tiếp tục chọn vào “Read Dongle Code” để tiến hành đọc Code graphic. Code Graphic đã được lưu tự động trong Graphic_Tool nên các bạn yên tâm chỉ cần Read Dongle Code là được. Không cần Get hay Author gì cả nhé.

Nếu Read Code Graphic thành công sẽ hiển thị như hình dưới đây.

Sau khi Read Code thành công bắt đầu chạy phần mềm và giám sát hệ thống chọn vào FireNET/FireNET Service/Start FireNET Service.

Và đây là kết quả chúng ta đạt được

Như vậy là xong trên máy client. Các bạn chú ý mỗi một sự kiện từ tủ báo cháy gởi về máy server thì phải mất khoảng 20s sau sự kiện đó mới được gởi đến máy client nhé.

Như vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn sử dụng Graphic Server và Graphic Client để chạy graphic tủ báo cháy địa chỉ FireNET Hochiki và nhúng qua internet.

Tổng hợp từ diễn đàn báo cháy

Hi vọng bài hướng dẫn trên của chúng tôi về cách giám sát trung tâm báo cháy Hochiki qua Internet đã có thể giúp bạn thực hiện một cách dễ dàng và áp dụng nó vào trong công việc của mình. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để được cập nhật những thông tin bổ ích khác về hệ thống báo cháy nhé! Nếu bạn có thắc mắc cần trả lời vui lòng để lại thông tin bên dưới nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất.